Luận Văn Tính toán tải lượng, dự báo phát sinh chất thải nguy hại từ 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LƯU Ý: TÀI LIỆU CÓ 11 TRANG, ĐƯỢC IN TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
    TÓM TẮT: Cùng với sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp tại Đồng Nai là sự
    phát sinh lượng chất thải nguy hại (CTNH) ngày càng tăng đã ảnh hưởng tới chất lượng môi
    trường và cuộc sống của con người tại khu vực. Hiện tại CTNH là vấn đề môi trường được
    quan tâm không chỉ tại Đồng Nai mà còn là vấn đề của cả nước, của cả thế giới. Khi các Khu
    công nghiệp (KCN) của tỉnh Đồng Nai đi vào hoạt động một cách đầy đủ và ổn định thì khối
    lượng CTNH phát sinh và gia tăng càng được các nhà quản lý môi trường quan tâm nhiều hơn
    nữa. Mục tiêu của bài báo là tính toán và dự báo khối lượng CTNH phát sinh đến năm 2020
    để giúp Ban Quản lý KCN cũng như các nhà quản lý nắm được tốc độ phát sinh CTNH, từ đó
    có các biện pháp quản lý CTNH được tốt hơn. Ngòai ra, bài báo cũng đề xuất vắn tắt các giải
    pháp cải thiện hệ thống quản lý CTNH cho 7 KCN tại tỉnh Đồng Nai sử dụng kết hợp các giải
    pháp quản lý môi trường và các giải pháp kỹ thuật . nhằm mục tiêu giúp cho công tác quản lý
    CTNH tại các KCN của tỉnh được thuận lợi, hạn chế các vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi
    trường.
    1. GIỚI THIỆU
    Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
    tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, đặc biệt là sự phát triển
    của các khu công nghiệp của tỉnh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp
    thì ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó vấn đề về CTNH phát sinh
    tại các KCN là một trong những vấn đề quan trọng nhất vì tính chất nguy hại và sự ảnh hưởng
    lâu dài của chúng tới môi trường và con người. Hiện tại Đồng Nai đang gặp rất nhiều khó khăn
    trong công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTNH, cụ thể là chưa có hệ thống thu gom,
    vận chuyển CTNH riêng biệt, CTNH còn chôn lấp chung với rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng
    tới môi trường nghiêm trọng. CTNH cũng chưa được vận chuyển theo những tuyến đường
    riêng đảm bảo khoảng cách an toàn và phòng tránh được những sự cố xảy ra, chưa quản lý
    chặt chẽ việc phát sinh, thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mặc dù CTNH đã
    được phân loại theo quy định, nhưng vẫn còn một lượng lớn CTNH được vứt bỏ bừa bãi đã
    gây ra rủi ro cho con người và môi trường. V Misra , S.D Pandey (2005) đã sơ lược về bản
    chất chất thải những ngành công nghiệp, đặc tính chất thải, thực tiễn trong quản lý CTNH đến
    sức khỏe và môi trường, các bước hoạch định, thiết kế và phát triển mô hình quản lý, xử lý,
    phương pháp và các quy định hiệu quả trong việc thải bỏ CTNH. Một vấn đề cần được quan
    tâm hiện nay là các rủi ro và tác động lâu dài của CTNH. Các sự nổ lực toàn cầu đang vận
    động để quản lý các vấn đề này ngay từ việc xác định nguồn phát thải, số lượng và các con
    đường lan truyền của cúng phát tán vào trong môi trường và xét đến tính độc lâu dài, quản lý
    sức khỏe và các biện pháp giảm thiểu các tác động của CTNH đối với con người và môi
    trường (Kaiser and Enserink, 2000). Ngòai ra, theo Liên Hợp Quốc, 1991 lần đầu tiên đã xuất
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 02 - 2009
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 133
    bản hướng dẫn kiểm tóan chất thải nói chung và ứng dụng để kiểm tóan CTNH nói riêng tại cơ
    sở sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới cho chúng ta
    thấy rằng đánh giá rủi ro môi trường (ĐRM) và sức khỏe từ các CTNH là rất cần thiết. Với sự
    đánh giá đầy đủ và quản lý chặt chẽ tất cả các loại hóa chất độc hại, chúng ta sẽ giảm được
    phần lớn những tác động do chúng gây ra, góp phần giảm thiểu rủi ro về mọi mặt: xã hội, kinh
    tế, sức khỏe, môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống (Micheal, 2001, và Tran
    2008).
    Ở các nước, việc nghiên cứu xác định hệ số phát thải CTR công nghiệp đã được quan tâm
    từ những thập kỷ trước. Một trong những tài liệu kỹ thuật rất công phu và có ý nghĩa thực tiễn
    giúp đánh giá nhanh ô nhiễm CTR là “Rapid Inventory Techniques in Environmental
    Pollution” (part 1&2) do WHO thiết lập và phát hành năm 1993 có đề cập đến các hệ số phát
    thải khí thải, nước thải, chất thải rắn của nhiều ngành công nông nghiệp và dịch vụ khác nhau.
    Các tiếp cận xây dựng hệ số ô nhiễm của WHO là tiến hành khảo sát thu thập và phân loại số
    liệu theo từng ngành sản xuất trên cơ sở điều tra hệ số phát thải tại mỗi công đoạn trong quy
    trình sản xuất và xử lý cuối đường ống. Trong những năm gần đây, vấn đề hiện đại hóa hệ số
    phát thải của WHO đã được các tổ chức quốc tế lớn như: WHO, EPA, ADB, WB, UNEP
    đặc biệt quan tâm. Tổng quan về các phương pháp tính hệ số phát thải và dự báo phát sinh
    CTNH trên thế giới được tính tóan như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...