Đồ Án Tính toán nội lực và cốt thép cấu kiện của khung BTCT

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    TÍNH TOÁN NỘI LỰC VÀ CỐT THÉP CẤU KIỆN CỦA KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
    I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI:


    1.1.Tổng quan.


    Ngày nay thuật ngữ công nghệ thông tin đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. sự có mặt của máy tính điện tử và vai trò của nó đối với các ngành kinh tế là không thể phủ nhận được. hàng loạt các ứng dụng của máy tính được đưa vào các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất không chỉ đối với các ngành kinh tế mà nó phát triển trên diện rộng. cùng với sự phát triển đó, ngành xây dựng cũng có những phát triển rất đáng kể trong việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, tự động hoá trong việc thiết kế và thi công. hàng loạt các phần mềm ra đời phục vụ cho công tác thiết kế, thi công như auto cad, sap, project . hiện nay ở việt nam, ngành công nghệ phần mềm cũng rất được chú ý phát triển, đặc biệt trên hai lĩnh vực kinh tế và phát triển xây dựng.


    Sự ứng dụng rộng rãi của máy tính điện tử với khả năng xử lý khối lượng tính toán lớn, thời gian xử lý nhanh đã làm thay đổi cách xem xét và sử dụng các phương pháp tính kết cấu, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. các phương pháp tính toán với độ chính xác cao trước đây được dùng rất ít hoặc không thể sử dụng được thì đến nay với sự trợ giúp của máy tính điện tử đã giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác.


    Trước đây, hầu hết các chương trình đều chạy trên môi trường Dos, tốc độ xử lý chậm, thì đến nay với sự ra đời của môi trường Windows, tốc độ xử lý của chương trình đã tăng lên rất nhiều, với khối lượng lớn. việc sử dụng chương trình thường là khó khăn do quá trình nhập dữ liệu đầu vào cũng như đầu ra chưa trực quan và mang tính quy ước. do vậy, không được sử dụng rộng rãi thường chỉ có tác giả sử dụng được. hơn nữa do tốc độ máy tính chậm nên những phần mềm còn nhiều hạn chế. với sự ra đời của hệ điều hành Windows9x cùng với sự cải tiến liên tục về tốc độ xử lý của máy tính, tốc độ tính toán hiện nay đã nhanh gấp nhiều lần so với chương trình chạy trên môi trường Dos của các máy Pc386 trở về trước. giao diện đồ hoạ của windows cũng rất trực quan, dễ sử dụng, cùng với nó là sự ra đời của hàng loạt các ngôn ngữ lập trình có thể tạo ra những chương trình có thể tương thích với môi trường windows như Delphi, Visualc ++, Java, Visual Basic .


    Các phần mềm trước đây đã giải quyết được vấn đề nội lực và tính toán cốt thép trong hệ không gian và phẳng như : Sap90, Sap2000, Ms feap, STaad . ngoài ra còn có những phần mềm trong nước cũng đi vào giải quyết nội lực và dự toán công trình (như Fbt của Hài Hoà, Dự toán 2000 .). tuy nhiên muốn sử dụng được các phần mềm trên thì người sử dụng phải qua một khâu rất quan trọng và phức tạp đó là khâu xử lý dữ liệu đầu vào. Trên thực tế chưa có một phần mềm chính thức nào giải quyết vấn đề này vì vậy bản thân nhận thấy mình nên đi sâu khai thác khía cạnh này.


    I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI: 3
    1.1.Tổng quan. 3
    1.2. Giới thiệu các phần mềm đã có 3
    1.3. Nội dung của đề tài phần Tin Học: 4


    II. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN: 4
    1. Lý thuyết tính toán cấu kiện chịu uốn có tiết diện chữ nhật theo cường độ trên tiết diện thẳng góc. 4
    1.1 Cấu kiện có tiết diện chữ nhật đặt cốt đơn. 4
    1.2. Cấu kiện có tiết diện chữ nhật đặt cốt kép. 8
    2.Cấu kiện chịu nén. 10
    2.1. Cấu kiện chịu nén đúng tâm chữ nhật. 10
    2.2. Cấu kiện chịu nén lệch tâm chữ nhật đặt cốt thép đối xứng. 10
    3. Khái niệm về phương pháp phần tử hữu hạn: 13
    1. Giới thiệu về phương pháp phần tử hữu hạn: 13
    2. Trình tự phân tích bài toán theo phương pháp phần tử hữu hạn 14
    3.Các bước thực hiện 15


    III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH: 17
    A. TỔNG QUAN VỀ UML: 17
    1. Các biểu đồ trong UML: 18
    2. Các phần tử trong mô hình: 19
    3. Các mối quan hệ giữa các phần tử trong UML: 20
    B, PHÂN TÍCH THIẾT KẾ: 21
    1. Biểu đồ ngữ cảnh: 21
    2. Những tình huống sử dụng (Biểu đồ Use Case ): 22
    3. Biểu đồ lớp (Class Diagram ): 24
    4. Biểu đồ tuần tự: 26
    5. Biểu đồ cộng tác: 34
    6. Biểu đồ trạng thái: 39
    7. Biểu đồ hoạt động: 40


    IV. TỔ CHỨC DỮ LIỆU: 43
    1. Dữ liệu vào: 43
    2. Dữ liệu trung gian và dữ liệu ra: 45
    a. Dữ liệu trung gian: 45
    b. Dữ liệu ra: 46
    2. Các biến dùng trong chương trinh: 46


    V. SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN: 49
    1. Thuật toán tổng quát của chương trình: 49
    2. Thuật toán nhập dữ liệu: 50
    3. Thuật toán xác định cột dầm để tính thép: 51
    4. Thuật toán tính cốt thep đối xứng cho cột chịu nén lệch tâm: 53
    5. Thuật toán tìm eng và s cho cột: 55


    VI GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH: 57
    I.Giới thiệu. 57
    II.Hướng dẫn sử dụng chương trình. 58
    1. Cài đặt chương trình. 58
    2. Các bước sử dụng chương trình. 58


    VII. MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH: 72
    1. Chương trình con tính thép dầm chữ nhật chịu uốn: 72
    1. Chương trình con tính thép đối xứng cho cột chịu nén uốn: 74


    VIII. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH: 77
    1. Nhận xét: 77
    2. Hướng pháp triển: 77
     
Đang tải...