Đồ Án tính toán kết cấu thép Can truc thap xay dung 8T

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    B-Tính toán thiết kế kết cấu thép hệ cộ
    I-Khái niệm
    Trong các máy trục ,kết cấu kim loại chiếm một phần lớn khối lượng kim loại ,kết cấu kim loại chiếm 60%-70% khối lượng toàn bộ máy trục, vì thế việc tính toán chon lượng kim loại thích hợp đảm bảo làm việc bình thường và tính kinh tế cao
    Kết cấu kim loại của cột là thép ống ,có tiết diên mặt cắt ngang là hình vành khăn
    II-Các thông số kỷ thuật
    Tên các thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
    Sức nâng định mức Q0 8 T
    Chiều cao nâng tối đa Hmax 33 m
    Chiều cao nâng tối thiểu Hmin 48 m
    Tầm với lớn nhất Rmax 25 m
    Tầm với nhỏ nhất Rmin 12.5 m
    Vận tốc nâng hàng Vn 14 m/phút
    Tốc độ quay của cần trục Nq 0.7 Vòng/phút
    Tốc độ di chuyển của cần trục V 0.8 Vòng/phút




















    III-Vật liệu chế tạo và ứng suất cho phép kết cấu thép của cần
    Chọn vật liệu chế tạo kết cấu thép cần là thép CT3, có cơ tính:


    STT Cơ tính vật liệu Kí hiệu Trị số Đơn vị
    1 Môđun đàn hồi E 2,1.106 KG/cm2
    2 Môđun đàn hồi trượt G 0,84.106 KG/cm2
    3 Giới hạn chảy ch 2400 2800 KG/cm2
    4 Giới hạn bền b 3800 4200 KG/cm2
    5 Độ giãn dài khi đứt 21 %
    6 Khối lượng riêng 7,83 T/m3
    7 Độ dai va đập ak 50100 J/cm2


    IV-Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng:
    - Khi máy trục làm việc thì nó chịu nhiều loại tải trọng khác nhau tác dụng lên kết cấu: tải trọng cố định, tải trọng quán tính, tải trọng gió, tải trọng do lắc động hàng trên cáp.
    - Tổng hợp các tải trọng khác nhau tác dụng lên cần trục có thể chia ra 3 trường hợp:
    + Trường hợp tải trọng I :
    Các tải trọng tác dụng lên máy trục là tải trọng tiêu chuẩn ở trạng thái làm việc và ở những điều kiện sử dụng tiêu chuẩn. Dùng để tính toán kết cấu kim loại theo độ
    bền và độ bền mỏi. Khi tải trọng thay đổi, trong đó có trọng lượng hàng thay đổi thì không tính theo trị số tải trọng cực đại mà tính theo trị số tải trọng tương đương.
    + Trường hợp tải trọng II :
    Các tải trọng tác dụng lên máy trục là tải trọng cực đại ở trạng thái làm việc và ở điều kiện nặng nhất, làm việc với trọng lượng vật nâng đúng tiêu chuẩn. Dùng để tính toán kết cấu kim loại theo độ bền và độ ổn định.
    + Trường hợp tải trọng III :
    Các tải trọng tác dụng lên máy trục là tải trọng cực đại ở trạng thái không làm việc. Các tải trọng đó gồm có: trọng lượng bản thân cần trục và gió bão tác dụng lên cần trục ở trạng thái không làm việc. Trường hợp này dùng để kiểm tra kết cấu theo điều kiện độ bền, độ ổn định ở trạng thái không làm việc.
    - Ở trạng thái làm việc của cần trục người ta tổ hợp các tải trọng tác dụng lên cần trục và chia thành các tổ hợp tải trọng sau :
    + Tổ hợp Ia, IIa : Tương ứng trạng thái cần trục làm việc, cần trục đứng yên chỉ có một cơ cấu nâng làm việc, tính toán khi khởi động (hoặc hãm) cơ cấu nâng hàng một cách


    từ từ tính cho tổ hợp Ia; khởi động (hoặc hãm) cơ cấu nâng hàng một cách đột ngột tính cho tổ hợp IIa.
    + Tổ hợp Ib, IIb : Máy trục mang hàng đồng thời lại có thêm cơ cấu khác hoạt động (quay, thay đổi tầm với, di chuyển ) tiến hành khởi động (hoặc hãm) cơ cấu đó một


    cách từ từ tính cho tổ hợp Ib; khởi động (hoặc hãm) cơ cấu đó một cách đột ngột tính cho tổ hợp IIb.
    Bảng tổ hợp tải trọng.
    Đối với từng loại cần trục, căn cứ vào điều kiện khai thác của cần trục và các tải trọng tác dụng lên nó mà ta có bảng tổng hợp tải trọng sau :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...