Luận Văn Tính toán kết cấu thép cần của cần trục bánh xích sức nâng q = 160 tấn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tính toán kết cấu thép cần của cần trục bánh xích sức nâng q = 160 tấn​

    Information

    MỤC LỤC


    Mục Trang


    I. Giới thiệu chung về cần trục bánh xích: 1


    II. Tải trọng và tổ hợp tải trọng: 4


    III. Tính kết cấu thép của cần với tổ hợp tải trọng IIa: 5


    IV. Tính kết cấu thép của cần với tổ hợp tải trọng IIb: 33


    V. Xác định nội lực lớn nhất trong các thanh của dàn: 47


    VI. Xác định giới hạn cho phép của vật liệu: 50


    VII. Tính chọn tiết diện các thanh trong dàn: 50


    VIII. Kiểm tra ổn định tổng thể cần: 53


    IX. Tính tốn mối hàn: 57


    Mục lục: 58






    TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP CẦN CỦA CẦN TRỤC BÁNH XÍCH SỨC NÂNG Q = 160 TẤN


    I. Giới thiệu chung về cần trục bánh xích:

    1. cấu tạo:

    Cấu tạo chung của cần trục bánh xích bao gồm các bộ phận:

    - Kết cấu thép:đối với cần trục có cần kết cấu thép cần là bộ phận chính của kết cấu kim loại máy trục.

    - Các cơ cấu gồm có:

    + cơ cấu nâng: giúp cần trục có thể nâng hạ hàng theo phương thẳng đứng.

    + cơ cấu thay đổi tầm với: để lấy hàng ở vị trí xa hoặc gần theo phương nằm ngang khi cần trục không di chuyển.

    + cơ cấu quay: để có thể đưa hàng tới nhũng vị trí có cùng vị trí tầm với nhưng ở các phương khác nhau.

    + Cơ cấu di chuyển: giúp cần trục di chuyển dọc theo vịtri1 làm việc.

    + hệ thống điều khiển: bao gồm người điều khiển cho tới các hệ thống tác dụng lên cơ cấu.

    2. nguyên lý làm việc:

    Cần trục sử dụng hệ thống palăng cân bằng để khi thay đổi tầm với của cần hàng luôn được đảm bảo gần như di chuyển theo phương nằm ngang.

    Cần trục có thể di chuyển trên nền đất yếu do diện tích tiếp xúc của phần bánh xích lớn, nên có thể làm việc ở những địa hình chưa vững chắc.

    Cơ cấ thay đổi tầm với được sử dụng bằng cáp, với thay đổi cáp làm thay đổi tầm với của cần trục từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

    3. Đặc điểm làm việc:

    Làm việc ở chế độ trung bình, khi làm việc đứng yên.

    4. các thông số cơ bản của máy trục và vị trí tính tốn:

    - Qua phân tích tình hình chịu lực của cần do tải trọng thẳng đứng, cần là một thanh tổ hợp (dàn) chịu nén và uốn. Nội lực trong cần phụ thuộc góc nghiêng của cần so với phương nằm ngang .

    + Khi cần ở tầm với nhỏ nhất (Rmin): lực nén cần đạt trị số lớn nhất.

    + Khi cần ở tầm với lớn nhất (Rmax): mômen gây uốn cần đạt trị số lớn nhất.

    + Trạng thái bất lợi của nội lực có thể là khi cần ở tầm với trung gian (Rtb).

    - Do đó ta tính nội lực trong cần ở cả 3 vị trí: tầm với nhỏ nhất Rmin, tầm với lớn nhất Rmax, tầm với trung gian Rtb. Căn cứ vào biểu đồ sức nâng của cần trục tháp bánh lốp, ta xác định được 3 vị trí tính tốn như sau:


    Thông số

    Vị trí Q (T) R (m) ()


    Rmin 160 6,25 80

    Rtb 92 19 50

    Rmax 24 28 20

    Trong đó:

    + Q : Tải trọng nâng bao gồm trọng lượng hàng và thiết bị mang hàng.

    + R : Tầm với.

    +  : Góc nghiêng của cần so với phương ngang.

    + Rmax : Tầm với lớn nhất của cần.

    + Rtb : Tầm với trung bình của cần.

    + Rmin : Tầm với nhỏ nhất của cần.


    Hình 7.2: Các vị trí tính tốn của cần

    5. sơ đồ tính tốn:

    Sơ đồ tính cần được đưa về dạng sơ đồ một thanh có liên kết tựa như sau:

    - Trong mặt phẳng nâng hàng:

    Cần là một thanh tổ hợp có 2 điểm liên kết:

    + Đuôi cần có liên kết gối bản lề cố định với bộ phận quay (tháp).

    + Một điểm liên kết với xilanh thủy lực thay đổi tầm với, tương đương một liên kết thanh. Phương của liên kết thanh có phương của xilanh thủy lực.

    - Trong mặt phẳng ngang:

    Cần là một thanh tổ hợp (dàn) có liên kết tựa là 2 gối bản lề cố định ở đuôi cần, còn đầu cần tự do.
     
    thhungle thích bài này.
Đang tải...