Luận Văn Tính toán hệ thống xử lí nước cấp công suất 40.000m­­3/ngđ cấp cho khu dân cư A tại Đồng Nai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án năm 2013
    Đề tài: Tính toán hệ thống xử lí nước cấp công suất 40.000m[SUP]­[/SUP]­[SUP]3[/SUP]/ngđ cấp cho khu dân cư A tại Đồng Nai
    Định dạng file word




    MỤC LỤC


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN - GIỚI THIỆU
    1.1 Tổng quan về nước ngầm 6
    1.2 Thành phần tính chất nước ngầm 7
    1.3 Ưu nhược điểm khi sử dụng nước ngầm8
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC NGẦM
    2.1 Xử lí nước ngầm bằng phương pháp cơ học 10
    2.2 Xử lí nước ngầm bằng phương pháp hóa lí 12
    2.3 Đề xuất phương án xủ lí 15
    CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
    3.1 Tính giàn mưa 17
    3.2 Tính bể trộn 23
    3.4 Bể lắng li tâm 26
    3.5 Bể lọc nhanh 30
    3.6 Công trình tôi vôi 40
    3.8 Khử trùng nước 41
    3.9 Bể chứa nước sạch 42
    3.10 Trạm bơm cấp 2 42
    3.11 Giếng khoan 43
    CHƯƠNG 4: CAO TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH
    4.1 Cao trình bể chứa nước sạch 43
    4.2 Cao trình bể lọc 43
    4.5 Cao trình bể trộn 43
    4.6 Cao trình giàn mưa 43



    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN-GIỚI THIỆU

    1.1TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM
    · Việt nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tôt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đáhoặc do sự thẩm thấu , thấm của nguồn nước mặt , nước mưa nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét hay hàng trăm mét.
    · Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn luôn là nguồn nước được ưa thích. Bởi vì các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa . Nguồn nước ngầm ít chịu tác động của con người . Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo tụ hay các hạt lơ lửng và vi sinh , vi trùng gây bệnh thấp
    · Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều hất bẩn v à luợng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa ngấm vào đất.
    · Nước ngầm có nguồn gốc từ nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và thẩm thấu cào lòng đất.
    · Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra nước ngầm còn có những đặc tính chung:
    § Độ đục thấp.
    § Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.
    § Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO[SUB]2[/SUB], H[SUB]2[/SUB]S,
    § Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là: Fe, Mn, Ca, Mg,
    § Không có hiện diện của vi sinh vật.
    § Hàm lượng cặn nhỏ.
    1.2 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NGẦM
    · Đặc tính chung về thành phần, tính chất của nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt độ và các thành phần hóa học ít thay đổi, nước không có oxy hóa trong môi trường khép kín là chủ yếu, thành phần của nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa.
    · Thành phần, tính chất nước ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc, cấu trúc địa tầng của khu vực và chiều sâu của lớp nước ngầm Trong nước ngầm không chứa rong, tảo là yếu tố dễ gây ô nhiễm nguồn nước nhưng chúng lại chứa các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, mưa nhiều hoặc bị ảnh hưởng của nguồn thải thì trong nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ. Bản chất địa chất của khu vực ảnh hưởng lớn đến thành phần hoá học của nước ngầm vì nước luôn tiếp xúc với đất đá trong đó nó có thể lưu thông hoặc bị giữ lại. Giữa nước và đất luôn hình thành nên sự cân bằng về thành phần hoá học, vì vậy thành phần của nước thể hiện thành phần của địa tầng khu vực đó. Tuy vậy, nước ngầm có một số đặc tính chung là: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hoá học ít thay đổi theo thời gian, ngoài ra nước ngầm thường chứa rất ít vi khuẩn, trừ trường hợp nguồn nước bị ảnh hưởng của nước bề mặt.
    · Các đặc tính của nước ngầm:
    § Nhiệt độ của nước ngầm tương đối ổn định.
    § Độ đục thường thay đổi theo mùa.
    § Độ màu: Thường thì không có màu, độ màu gây ra do chứa các chất của acid humic.
    § Độ khoáng hoá thường không thay đổi.
    § Sắt và mangan thường có mặt với các hàm lượng khác nhau.
    § CO[SUB]2[/SUB] thường xâm thực với hàm lượng lớn.
    § Ôxi hoà tan thường không có.
    § H[SUB]2[/SUB]S thỉnh thoảng có mặt trong nước ngầm.
    § NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP] thường có mặt trong nước ngầm.
    § Nitrat, Silic có hàm lượng đôi khi cao.
    § Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ.
    § Clo có thể bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng tuỳ theo khu vực.
    § Vi sinh vật: Thường có vi khuẩn sắt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...