Thạc Sĩ Tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa phục vụ nghiên cứu quy trình điều hành hệ thống

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa phục vụ nghiên cứu quy trình điều hành hệ thống
    Mục Lục
    Chương 1. Giới thiệu chung
    1.1 Khái quát chung về lưu vực sông Hồng
    1.2 Hệ thống hồ chứa trên sông chính
    1.3 Nhiệm vụ tính toán điều tiết dòng chảy
    Chương 2. Phương pháp tính toán điều tiết dòng chảy cho hệ thống hồ chứa và xây dựng biểu đồ điều phối
    2.1 Mở đầu
    2.2 Nguyên lý chung
    2.3 Phương pháp tính toán điều tiết phát điện cho hồ chứa độc lập phát điện, cấp nước theo công suất cho trước
    2.4 Phương pháp tính toán điều tiết phát điện cho hệ thống hồ chứa bậc thang – chương trình TN2
    2.5 Phương pháp tính toán điều tiết lập biểu đồ điều phối hố chứa – chương trình dieuphoi
    2.6 Kết quả tính toán vẽ biểu đồ điều phối các hồ chứa
    Chương 3. Tính toán điều tiết kiểm tra khả năng gia cấp nước cho hạ du của hệ thống các hồ chứa
    3.1 Kiểm tra khả năng gia tăng cấp nước cho hạ du đối với những năm kiệt điển hình
    .
    Phụ lục
    Lời Mở Đầu
    Lưu vực sông Hồng-Thái Bình trải dài từ vĩ độ 20[SUP]o[/SUP]00 tới 25[SUP]o[/SUP]30’ và từ kinh độ 100[SUP]o[/SUP]00 đến 107[SUP]o[/SUP]10 Đông. Lưu vực tiếp giáp với lưu vực sông Trường Giang và Châu Giang của Trung Quốc ở phía Bắc, lưu vực sông Mê Kông ở phía Tây, lưu vực sông Mã ở phía Nam và vịnh Bắc Bộ ở phía Đông.
    Tổng diện tích lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Lưu vực) khoảng 169 nghìn km[SUP]2[/SUP]. Trong đó, phần diện tích ở Việt Nam khoảng 86,7 nghìn km, bằng 26 % diện tích nước ta và bằng khoảng 51 % so với toàn bộ lưu vực; phần ngoài nước khoảng 82,3 nghìn km, bằng khoảng 49 % tổng diện tích Lưu vực.
    Dòng chảy mùa kiệt ngày nay và trong tương lai đã chịu tác động rất lớn do tác động của con người đó là xây dựng các công trình điều tiết nước, lấy nước, cải tạo dòng chảy v.v . Các công việc này phát triển mạnh nhất là từ thập kỷ 80 trở lại đây, đặc biệt là từ sau khi hồ Hoà Bình đi vào vận hành khai thác.
    Trên địa phận lưu vực thuộc Trung Quốc do không có số liệu mà chỉ được thông tin là: trên sông Nguyên đã làm một số hồ chứa dẫn nước tưới với dung tích 409.10[SUP]6[/SUP] m[SUP]3[/SUP] dẫn 26,7 m[SUP]3[/SUP]/s; sông Lô chứa 326.10[SUP]6[/SUP] m[SUP]3[/SUP] dẫn 48,4 m[SUP]3[/SUP]/s, sông Lý Tiên chứa 6,8.10[SUP]6[/SUP] m[SUP]3 [/SUP]dẫn 7,1 m[SUP]3[/SUP]/s (là số liệu năm 1960); ngoài ra còn các công trình thuỷ điện từ 1000 KW ư 4000 KW. Có hai công trình trên sông Nguyên ở Nam Khê (5 m/s) và Nghiệp 3Hảo (6 m/s). Từ 1960 đến nay chắc chắn đã có nhiều công trình mới ra đời nên chưa thể khẳng định được tác động của chúng đến các dòng chảy của các sông đổ về Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...