Luận Văn Tính toán cung cấp điện cho khu cấp nước của Nhà máy xi măng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 10/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Nền kinh tế nước ta đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, hội nhập với khu vực và thế giới. Chúng ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vì vậy các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp Điện đóng vai trò then chốt, bởi điện năng là nguồn năng lượng chính của các ngành công nghiệp, là điều kiện quan trọng để phát triển các đô thị, khu dân cư .
    Một trong những quan tâm hàng đầu khi xây dựng các nhà máy, Xí nghiệp, các đô thị . là ta phải có một hệ thống cung cấp điện để cung cấp điện năng cho các Xí nghiệp, nhà máy, nhà cao tầng .
    Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa rộng, cung cấp điện bao gồm các khâu phát điện, truyền tải và phân phối điện năng. Còn theo nghĩa hẹp hơn cung cấp điện là hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, làm nhiệm vụ cung cấp điện cho 1 khu vực nhất định.
    Ngày nay, với sự giúp đỡ của ngành công nghiệp điện, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đang trên đà phát triển mạnh. Điện năng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội gấp hàng triệu lần so với thời kỳ con người chưa biết đến điện, nó góp phần tạo nên một nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp.
    Tình hình điện lực Việt Nam tính đến tháng 1/2006 (số liệu thực tế theo www.evn.vn): Sản lượng cung cấp cho nền KTQD đạt khoảng hơn 60 tỷ kWh; trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 47,96%; Quản lý tiêu dùng dân cư chiếm 42,16%.
    Điện nông thôn (số liệu đến hết tháng 12/2005)
    ã Số huyện có điện lưới Quốc gia 529/540 (97,96%)
    ã Số xã có điện lưới Quốc gia 8.675/9.046 (95,9%)
    ã Số hộ có điện lưới Quốc gia 12.055.000/13.335.000 (90,4%)
    ã Số xã có điện lưới dưới 700đ/kWh: 8.588/8.675 (99%)
    ã Số xã có điện lưới trên 700đ/ kWh: 87/8.675 (1%)
    Chương trình phát triển nguồn điện từ 2004 - 2010; định hướng đến 2020:
    ã Mục tiêu phát triển của ngành điện đến năm 2010 là:
    ã Sử dụng tốt các nguồn thủy năng, kết hợp thủy lợi, than để phát triển cân đối nguồn điện. xây dựng các cụm phát triển Điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam. Xúc tiến xây dựng thủy điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử, đồng bộ hóa, điện hóa mạng lưới phân phối điện Quốc gia. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức mạnh tranh về giá điện so với khu vực.
    ã Chiến lược phát triển nguồn điện:
    + Ưu tiên phát triển thủy điện, khuyến khích phát triển các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng tái sinh này. Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hết các nhà máy thủy điện tại những nơi có khả năng xây dựng.
    ã Chiến lược phát triển lưới điện
    ã Chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi
    ã Chiến lược tài chính và huy động vốn.
    ã Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
    ã Chiến lược phát triển viễn thông và CNTT
    ã Định hướng phát triển cơ khí điện.
    ã Định hướng phát triển tư vấn xây dựng điện.
    Quy định về cải tạo và phát triển mạng điện Việt Nam:
    ã Việc cải tạo và phát triển Thành phố phải nằm đáp ứng nhu cầu phụ tải, có dự phòng và phải được thực hiện đồng bộ từ cao thế hạ thế, khắc phục tình trạng lưới điện kém an toàn, chắp vá, tổn thất còn cao như hiện nay.
    ã Quan điểm về tiêu chuẩn thiết kế sơ đồ lưới điện truyền tải và phân phối Thành phố giai đoạn 2002 - 2010:
    ã Đường dây 220 KV: xây dựng mới 45km, cải tạo 18km
    ã Đường dây 110 KV: xây dựng mới 60,1km, cải tạo 71km
    ã Trạm biến áp 220KV: xây dựng mới 3 trạm với tổng công suất là 1.5000MVA; cải tạo nâng công suất 2 trạm với tổng công suất tăng thêm 375MVA;
    ã Trạm biến áp 110 KV: xây dựng mới 10 trạm với tổng công suất 873 MVA; cải tạo nâng công suất 17 trạm với tổng công suất là 1.435 MVA;
    ã Lưới điện phân phối trung thế: Đường dây 35 KV xây dựng mới 54,4km, đường dây 22 KV xây dựng mới 1.568 km, đường dây cải tạo nâng cấp điện áp lên 22 KV là 473 km. Đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa lưới điện trung thế, bảo đảm tới 2010 tỷ lệ ngầm hóa đạt 60%; xây dựng mới 3.561 trạm biến áp với dung lượng máy biến áp là 1.522.143 KVA, cải tạo 2.649 trạm với tổng dung lượng máy biến áp là 1.097.854 KVA; xây dựng mới 2.250 km đường dây hạ thế.


    Lời cảm ơn

    Việc làm đồ án tốt nghiệp đã giúp em có được những kiến thức tổng hợp, vì đồ án này có liên quan rất nhiều môn học mà em được học ở giảng đường. Ngoài ra còn có thêm những kiến thức thực tế, những kiến thức kinh nghiệm bổ sung cho lý thuyết đã được học ở trường.
    Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức, hạn chế về kinh nghiệm thực tế, thời gian thực hiện . nên tập đồ án còn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy hướng dẫn cùng các thầy cô trong bộ môn góp ý chỉ bảo thêm, để cho đồ án của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Thiết bị điện - Điện tử, khoa Điện, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt là thầy Nguyễn Đình Thiên đã giành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này đúng thời hạn mà bộ môn đã đề ra.
    Em xin chân thành cảm ơn!



    Mục lục
    Trang
    Lời nói đầu
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cung cấp điện
    I. Những vấn đề chung về cung cấp điện
    Chương 2: Xác định phụ tải điện
    I. Các khái niệm, hệ số, đại lượng trong tính toán
    II. Các đại lượng về đại số thường gặp:
    III. Các phương pháp tính phụ tải tính toán
    Chương 3: Tính toán cung cấp điện cho khu cấp nước của Nhà máy xi măng
    I. Phụ tải tính toán
    II. Xác định công suất và số lượng máy bơm nước khu xử lý nước của Nhà máy xi măng
    III. Chọn vị trí và dung lượng máy biến áp cho trạm cấp nước của nhà máy
    IV. Vạch sơ đồ cấp điện và lựa chọn các phần tử của hệ thống cấp điện
    V. Chọn tiết diện dây dẫn từ trạm biến áp trung tâm 110/6 KV về trạm biến áp của trạm cấp nước
    VI. Tính tổn thất trên đường dây và tổn thất công suất trong máy biến áp của trạm cấp nước
    VII. Tính tổn thất trên đường dây và tổn thất điện năng trong máy biến áp
    Chương 4. Tính cơ khí đường dây
    I. Tính toán dây dẫn
    II. Tính toán lựa chọn cột
    III. Tính toán kiểm tra móng cột
    Chương 5: Tính toán lựa chọn thiết bị cho trạm biến áp
    I. Đặt vấn đề
    II. Lựa chọn các thiết bị cho trạm biến áp
    Chương 6: Tính toán ngắn mạch
    I. Đặt vấn đề
    II. Tính toán ngắn mạch và kiểm tra lại các thiết bị đã lựa chọn
    Chương 7: Nối đất và chống sét đảm bảo an toàn cho đường dây
    I. Đặt vấn đề
    II. Tính toán nối đất 6 KV cấp điện cho trạm biến áp của trạm cấp nước
    III. Tính toán nối đất cho trạm biến áp của trạm cấp nước
    IV. Sét và thiết bị chống sét
    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...