Đồ Án Tính toán chi phí thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Mi

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC:


    Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 5

    1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 5

    1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 5

    1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 6

    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 6

    1.5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: 6

    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

    2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

    2.1.1 Định nghĩa chất thải rắn 7

    2.1.2 Định nghĩa thu gom, vận chuyển CTR đô thị: 7

    2.1.3 Khái niệm quy hoạch thu gom CTR: 7

    2.1.4 Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom: 8

    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

    Chương 3: TỔNG QUAN QUẬN 8. 9

    3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 9

    3.1.1. Vị trí địa lý: 9

    3.1.2. Diện tích: 9

    3.1.3. Điều kiện tự nhiên: 9

    3.1.4. Địa hình: 9

    3.1.5. Thổ nhưỡng: 9

    3.1.6. Thủy văn: 9

    3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI: 10

    Chương 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 11

    4.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH: 11

    4.2 QUÁ TRÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN CTR: 11

    4.3 KHỐI LƯỢNG CTR TRÊN ĐỊA BÀN Q8 VÀ THÀNH PHẦN CTR: 17

    4.3.1 Khối lượng CTR trên địa bàn Q8. 17

    4.3.2 Thành phần chất thải rắn. 18

    4.4 CÔNG TÁC QUÉT DỌN VỆ SINH: 20

    4.5 CÔNG TÁC VỚT RÁC KÊNH, SÔNG: 20

    4.5.1 Nguồn phát sinh 21

    4.5.2 Phương tiện vớt rác trên sông: 21

    Chương 5: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN 22

    5.1 CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC THU GOM 22

    5.1.1. Rác đường phố: 22

    5.1.2 Rác hộ dân: 22

    5.2 CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN 24

    5.2.1 Vận chuyển rác hộ dân: 24

    5.2.2 Chi phí vận chuyển rác đường phố: 26

    5.2.3 Chi phí vận chuyển rác kênh mương: 27

    5.3 CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG: 27

    5.4 TÍNH TOÁN CHI PHÍ THANH TOÁN CỦA MỖI HỘ DÂN TRONG 1 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 .27

    Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 29

    6.1 KẾT LUẬN: 29

    6.2 KIẾN NGHỊ: 30


    Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

    Từ lâu nay, nhà nước vẫn trợ giá cho công tác quản lý chất thải rắn, hằng năm nhà nước phải chi ra hàng trăm tỉ đồng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên việc xã hội hoá các loại hình kinh doanh là điều cần thiết. Và xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn là vấn đề cấp thiết hiện nay để giảm chi phí cho nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế chất thải rắn đi vào hoạt động tuần hoàn và phát triển kinh tế đất nước.

    Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xã hội hoá kinh tế chất thải rắn nên chúng em quyết định thực hiện đề tài “ Tính toán chi phí thu gom vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh”. Hiện tại, nhà nước vẫn trợ giá khá nhiều trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận 8. Tính toán chi phí để thấy rõ được những bất cập trong quản lý hiện nay và có cái nhìn tổng quát hơn về xã hội hoá kinh tế chất thải rắn.

    1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

    Quận 8 là địa bàn hiện còn đất nông nghiệp ở một số phường, cơ sở hạ tầng rất yếu kém. Hướng đầu tư những năm trước mắt chủ yếu tập trung xây dựng khu công nghiệp, cải tạo nâng cấp đường xá, cầu, cấp thoát nước, công trình phúc lợi công cộng ở các khu vực trọng điểm có nhu cầu bức xúc để cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Là địa bàn vùng ven, địa hình thấp và nhiều kênh rạch. Trục Phạm Thế Hiển, đường Chánh Hưng (cầu Nguyễn Tri Phương) và (đoạn đường vành đai trong) qua quận tới gặp đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh (khu Đô thị Nam Sài gòn) là khung chính để tổ chức không gian phần lớn phát triển các khu nhà ở, khu dân cư nhà vườn.

    Áp lực từ sự phát triển của một đô thị đông dân có tốc độ đô thị hóa cao đặt cho môi trường sống đô thị một thách thức lớn, đòi hỏi có sự quan tâm hơn nữa về mặt môi trường, nhất là khi cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Chà Và được hoàn thành, dân số tăng nhanh, điều này đồng nghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng.

    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu gom được toàn bộ rác, mà không tăng về ngân sách nhà nước.



    1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

    Tính toán chi phí vận chuyển thu gom chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó so sánh kết quả thực tế với kết quả tính toán, nêu nhận xét, đề xuất ý kiến.

    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 4/2007 đến tháng 6/2007. Thực hiện nghiên cứu và phân tích các số liệu thể hiện qua 2 năm 2005 - 2006 về vấn đề quản lý chất thải rắn trên địa bàn Q8.

    1.5 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

    - Chương 1: Đặt vấn đề

    - Chuơng 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    - Chương 3: Tổng quan quận 8

    - Chương 4: Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận 8

    - Chương 5: Kết quả tính toán và thảo luận

    - Chương 6: Kết luận – Kiến nghị



    ___________________________________________

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1. Dự án phân loại rác tại nguồn quận 10.

    2. Dự án lắp đặt thùng rác ép kín phường 3 quận 8.

    3. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái.(2001). Quản lý chất thải rắn (tập 1: Chất thải rắn đô thị). NXB Xây dựng. 2001.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...