Thạc Sĩ Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Trung Ương TP. Hồ Chí Minh

    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triển xã
    hội loài người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động
    sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội; chủ
    động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động cải biến xã
    hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
    Trong hoạt động học tập tính cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát
    vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
    khoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động,
    đặc biệt là hoạt động học tập. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là rất nhiều sinh viên
    còn rất thụ động trong việc học. Nhiều nghiên cứu, khảo sát, nhiều cuộc tranh luận
    về phong cách học của sinh viên Việt nam đi đến một kết luận chung là rất nhiều
    sinh viên chưa tích cực trong hoạt động học tập, nhận thức. Một nghiên cứu mới
    đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra
    một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó có không ít con số
    rất đáng báo động: Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú
    học tập; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% SV cho rằng
    mình không có năng lực tự nghiên cứu; [32]
    Vấn đề tính tích cực nhận thức của người học được các nhà tâm lý, giáo dục
    học quan tâm, nghiên cứu để nhằm cải tiến chất luợng giáo dục và đào tạo. Trong
    công tác đào tạo giáo viên mầm non thì đây cũng là một vấn đề cấp bách.
    Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
    nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ . của trẻ. Vì vậy,
    việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách
    trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
    Hiện nay, ngay cả bậc thấp nhất của ngành đào tạo giáo viên mầm non là
    Trung học Mầm Non, thì sinh viên cũng đã phải học rất nhiều. Ngoài các môn năng
    khiếu: vẽ, đàn, hát, múa thì để trở thành giáo viên mầm non, tối thiểu nhất các bạn
    sinh viên phải học các môn chuyên ngành: Tâm lý trẻ, giáo dục mầm non, Bệnh học
    nhi, và hệ thống các môn phương pháp. Đó là chưa kể các môn đại cương: văn học,
    toán cao cấp, mỹ thuật, âm nhạc, mỹ học - nghệ thuật học, chính trị .ngoài ra các
    môn: ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những môn bắt buộc sinh viên phải hoàn
    thành để tốt nghiệp. Thế nên, để có được một đội ngũ giáo viên mầm non có chất
    lượng thì yếu tố tính tích cực nhận thức của sinh viên có thể xem là một trong
    những yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì phải có tính tích cực nhận thức thật cao thì các
    bạn sinh viên mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cao của công tác đào tạo mà
    xã hội đang đòi hỏi.
    Thế nhưng, sinh viên sư phạm mầm non hiện nay cũng không tránh khỏi tính
    thụ động đang là căn bệnh của sinh viên Việt Nam nói chung. Vì thế, việc nghiên
    cứu tính tích cực nhận thức và ảnh hưởng của nó tới kết quả học tập của sinh viên
    sư phạm mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác đào tạo giáo viên
    mầm non. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để
    xây dựng, cải tiến và nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo giáo viên
    mầm non hiện nay.

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu các biểu hiện về tính tích cực nhận thức của sinh viên
    - Tìm hiểu mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của
    sinh viên.
    - Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tích cực nhận thức nhằm nâng
    cao kết quả học tập của sinh viên.


    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu


    - Biểu hiện và mức độ của tính tích cực nhận thức của sinh viên
    - Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên.
    - Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của
    sinh viên

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    - 46 giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí
    Minh
    - 10 giáo viên là lãnh đạo các trường mầm non thường xuyên tổ chức cho
    sinh viên kiến thực tập sư phạm
    - 315 sinh viên năm thứ 2 và 3 thuộc các khoa Sư phạm mầm non (SPMN),
    Giáo dục đặc biệt (GDĐB) của trường Cao đẳng Sư phạm trung ương
    Thành phố Hồ Chí Minh phân

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    - Sinh viên trường Cao đẳng sư phạm trung ương Tp. HCM có tính tích
    cực nhận thức trong học tập cao.
    - Mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức là khác nhau ở các nhóm
    sinh viên khác nhau.
    - Có mối quan hệ tương quan giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học
    tập tại trường sư phạm cũng như kết quả thực tập của sinh viên.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về tính tích cực, tính tích cực nhận thức,
    tính tích cực nhận thức của sinh viên, mối quan hệ giữa tính tích cực nhận
    thức và kết quả học tập của sinh viên.

    5.2- Khảo sát mức độ biểu hiện của tính tích cực nhận thức và mối quan hệ
    giữa tính tích cực nhận thức và kết quả học tập của sinh viên
    a- Tìm hiểu thực trạng tính tích cực nhận thức của sinh viên
    b- Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và kết
    quả học tập của sinh viên
    c- So sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và
    kết quả học tập của các nhóm sinh viên.

    5.3- Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao tính tích cực nhận
    thức của sinh viên.

    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    Kết quả học tập chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố
    sinh học, môi trường, giáo dục, xã hội Song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối
    quan hệ giữa tính tích cực nhận thức trong học tập và kết quả học tập. Do sinh viên
    năm 2 và năm 3 mới có hoạt động thực tập tại trường mầm non, phổ thông nên chỉ
    nghiên cứu ở SV năm 2 và năm 3.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
    liên quan tới vấn đề tính tích cực nhận thức của sinh viên

    7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
    - Phương pháp anket: Xây dựng anket về tính tích cực nhận thức dựa vào
    anket tính tích cực nhận thức của Thạc sĩ Võ Thị Ngọc Châu.
    - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

    7.3- Xử lý số liệu: thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows
    - Tính điểm trung bình (Mean)
    - Đếm tần số, tính phần trăm (Count, Percentile)
    - So sánh (dùng kiểm nghiệm T và F)
    - Tương quan (Pearson)

    8. Đóng góp của đề tài

    Giúp giáo viên nắm bắt được thực trạng mức độ tính tích cực nhận thức trong
    học tập và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập của sinh viên, trên cơ sở đó xây
    dựng những biện pháp giáo dục, dạy học nhằm nâng cao tính tích cực nhận thức của
    sinh viên




     
Đang tải...