Thạc Sĩ Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh trung học phổ thông tại Phan Thiết

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh trung học phổ thông tại Phan Thiết - Bình Thuận


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    1.1 Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đã chỉ rõ: "Cần phải phát huy nguồn lực trí
    tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
    là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quốc sách hàng đầu, phát huy tinh
    thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh (HS), sinh viên (SV), đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện
    học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính
    quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập" [4].
    Để thực hiện mục tiêu đó, từ những năm đầu và những năm tiếp theo của thế kỉ XXI, giáo dục và đào
    tạo đã liên tục đổi mới với những tư tưởng chủ đạo: "Tích cực hoá hoạt động của người học", "dạy học
    hướng vào hoạt động của người học” .đều nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo
    trong thời kì đổi mới. [22]
    Trong quá trình dạy học, tính tích cực học tập của người học là nền tảng, cơ sở của tính năng động,
    sáng tạo và là điều kiện để hình thành năng lực tự học, tự hoàn thiện suốt đời. Nhà giáo dục I.F.
    Kharlamov đã viết: "lòng khát khao hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức và kỹ năng tự
    lực và rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho thanh thiếu niên ngay trên
    ghế nhà trường, bảo đảm sau này họ tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và không ngừng tự
    học" [3]
    Chính vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định rõ, cần tập trung cải tiến giảng dạy và học tập ở các
    ngành, bậc học, cấp học theo hướng tích cực hoá học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự
    học của học sinh, xem đây là một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là các
    trường Sư phạm, Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu rõ trong chỉ thị 15 về vấn đề này: "Đổi mới phương pháp
    giáo dục và đào tạo trong trường Sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động
    sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên". [1]
    Khoa học giáo dục ngày nay cũng đã khẳng định rằng: "Hiệu quả của dạy học chỉ có thể đạt được trên
    cơ sở kích thích và điều khiển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Mọi sự áp đặt, biến người
    học thành nhân vật thụ động sẽ vô hiệu hoá dạy học" [5].

    1.2 Chương trình môn GDCD hiện hành nhằm trang bị cho HS có hiểu biết về giá trị đạo đức, các quy
    định pháp luật căn bản, lối sống của người Việt Nam, hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện
    các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Nội dung môn học này giúp HS biết vận dụng kiến thức đã
    học để đánh giá các hiện tượng, sự kiện, các vấn đề xảy ra trong thực tiễn phù hợp với lứa tuổi, lựa chọn
    hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái đúng, phê phán sự sai trái, hiện tượng tiêu cực trong đời sống. Những kiến thức GDCD hun đúc cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, trân trọng và
    phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, có hoài bão và mục đích sống cao đẹp. [2]

    1.3 Thực tiễn cho thấy, học sinh trung học phổ thông (THPT) trong tỉnh Bình Thuận nói chung và học
    sinh THPT tại Phan Thiết nói riêng còn thụ động trong quá trình học tập môn GDCD. Mặt khác, quá trình
    giảng dạy Giáo dục công dân của GV ở các trường chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh
    vì gặp rất nhiều khó khăn về lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, làm thế nào để phát huy tính tích cực và
    nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục công dân của HS, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào
    tạo của nhà trường là một vấn đề hết sức cần thiết.
    Từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài : “Tính tích cực học tập môn giáo dục
    công dân của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập môn GDCD của HS THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận, từ
    đó thử nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập môn GDCD của HS
    THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1 Khách thể nghiên cứu

    3.1.1 Khách thể nghiên cứu thực trạng


    - 296 học sinh khối 10 ở 3 trường: THPT Lương Thế Vinh(LTV), THPT Phan Bội Châu (PBC),
    THPT Phan Chu Trinh (PCT) tại Phan Thiết - Bình Thuận
    - 25 Giáo viên (GV) giảng dạy môn giáo dục công dân tại các trường THPT tại Phan Thiết – Bình
    Thuận .

    3.1.2 Khách thể nghiên cứu thử nghiệm

    - 76 học sinh khối 10 tại trường THPT Lương Thế Vinh, chia làm 2 nhóm, nhóm đối chứng 38 học
    sinh và nhóm thử nghiệm 38 học sinh.

    3.2 Đối tượng nghiên cứu

    - Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh lớp 10 các trường THPT tại Phan Thiết –
    Bình Thuận.

    4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    - Tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh các trường THPT tại Phan Thiết - Bình
    Thuận chưa cao. - Áp dụng phương pháp (PP) dạy học theo tình huống và phương pháp động não sẽ nâng cao tính
    tích cực học tập môn giáo dục công dân đặc biệt là ở thái độ và kết quả học tập của học sinh các trường
    THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    5.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tính tích cực học tập nói chung và tính tích cực học tập môn
    GDCD của học sinh nói riêng.

    5.2 Phân tích thực trạng tính tích cực học tập môn GDCD của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình
    Thuận và một số yếu tố ảnh hưởng.

    5.3 Thử nghiệm một số phương pháp dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm nhằm tích
    cực hoá hoạt động học tập môn GDCD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục/học tập của học sinh.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

    6.1.1 Mục đích của nghiên cứu lý luận


    - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề
    tài như : tính tích cực, tính tích cực học tập, tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh
    THPT.
    - Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu.

    6.1.2 Phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này diễn
    ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như
    những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các
    sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.

    6.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng

    6.2.1 Mục đích của nghiên cứu thực trạng


    - Khảo sát thực trạng tính tích cực học tập môn GDCD và vận dụng một số phương pháp dạy học
    nhằm tích cực hoá hoạt động học tập môn GDCD của học sinh THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận.

    6.2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng

    - Nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân được biểu hiện ở các mặt: nhận thức
    ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học; hành động học tập, thái độ, kết quả học tập của học sinh THPT tại Phan
    Thiết - Bình Thuận và một số yếu tố ảnh hưởng.

    6.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

    6.2.3.1 Phương pháp quan sát


    - Nhằm thu thập các tài liệu cụ thể sinh động, khách quan về tính tích cực học tập môn giáo dục công
    dân của học sinh các trường THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận chúng tôi tiến hành như sau:
    + Quan sát trực tiếp quá trình dạy và học môn giáo dục công dân của thầy trò các trường THPT
    Lương Thế Vinh (LTV), THPT Phan Bội Châu (PBC), THPT Phan Chu Trinh (PCT).
    + Ghi lại biên bản các tiết học mà người nghiên cứu quan sát.

    6.2.3.2 Phương pháp điều tra

    Nhằm phân tích thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh và một số yếu
    tố ảnh hưởng của thực trạng này từ đó đề ra phương hướng khắc phục có hiệu quả chúng tôi thực hiện như
    sau:
    + Kỹ thuật chọn mẫu: trong điều kiện và thời gian có hạn, tôi chọn học sinh của khối 10 ở 3 trường
    để điều tra dựa trên nguyên tắc đại diện để chọn mẫu. Mẫu gồm 296 học sinh, trường THPT PBC: 98 HS,
    trường THPT PCT: 96 HS, Trường THPT LTV: 102 HS, 25 giáo viên giảng dạy môn này ở các trường
    THPT tại Phan Thiết – Bình Thuận, trong đó trường THPT PBC: 12GV, trường THPT PCT: 10 GV,
    Trường THPT LTV: 3 GV.
    + Cách thức điều tra: tiến hành phát phiếu trực tiếp tại lớp, hướng dẫn trả lời hợp lệ, thời gian trả lời
    là 3-5 ngày (có sự hỗ trợ của tác giả, giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp).
    + Các giai đoạn thực hiện
    - Giai đoạn 1: sử dụng bảng câu hỏi, chủ yếu là các câu hỏi mở để soạn bảng hỏi, xoay quanh các nội
    dung nghiên cứu của đề tài.
    - Giai đoạn 2: triển khai bảng hỏi đóng trên cơ sở các ý kiến thu được ở giai đoạn 1 trên 1 nhóm nghiên
    cứu, từ đó xem lại trong bảng câu hỏi có câu nào khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn cho học sinh thì sẽ sửa lại cho
    hoàn chỉnh.
    - Giai đoạn 3: áp dụng chính thức trên khách thể nghiên cứu.
     Lấy phiếu thăm dò trong HS và GV về tính tích cực học tập môn GDCD  Xử lý sơ bộ để tìm ra các lớp có tính tích cực học tập môn GDCD tương đương nhau để làm
    nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng.
     Họp nhóm chuyên môn, tổng kết kinh nghiệm.
     Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
     Lấy phiếu thăm dò lần 2 về tính tích cực học tập môn GDCD ở 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng.
    - GĐ4: Xử lý tất cả các số liệu, hoàn tất luận văn.

    6.2.3.3 Phương pháp phỏng vấn

    Chúng tôi gặp gỡ trò chuyện với học sinh và giáo viên để tìm hiểu tính tích cực học tập môn giáo
    dục công dân của học sinh được biểu hiện ở các mặt nhận thức ý nghĩa bộ môn, thái độ, hành động, kết
    quả học tập bộ môn, các yếu tố ảnh hưởng, những kiến nghị .để tìm hiểu những thông tin bổ sung cho
    phương pháp quan sát và làm cơ sở để thiết kế phiếu điều tra.

    6.2.3.4 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

    Nhằm tìm hiểu thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh thông qua
    điểm thi học kỳ, điểm trung bình môn (TBM).

    6.2.3.5 Phương pháp thử nghiệm

    Tiến hành thử nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực: (cụ thể là 2 phương pháp: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp động não)

    6.2.3.6 Phương pháp thống kê toán học

    Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng tôi
    sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng chương
    trình SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5 để xử lý
    các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong giáo dục học
    và tâm lý học.

    7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    - Nội dung: Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập môn
    giáo dục công dân được biểu hiện ở các mặt: nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học; thái độ học tập:
    nhu cầu, hứng thú, động cơ; kết quả học tập và một số yếu tố ảnh hưởng đến TTC học tập của HS.
    - Thời gian, địa điểm: từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 đến tháng 20 tháng 5 năm 2010 tại các trường
    THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Bội Châu và THPT Phan Chu Trinh - Phan Thiết - Bình Thuận. - Đối tượng khảo sát: học sinh khối 10 ở 3 trường: THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Bội Châu,
    THPT Phan Chu Trinh tại Phan Thiết - Bình Thuận và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tại các
    trường THPT tại Phan Thiết – Bình Thuận .

    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

    Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về tính tích cực học tập môn giáo dục công dân
    trong trường THPT tại Phan thiết - Bình Thuận. Vì thế kết quả nghiên cứu sẽ góp phần:
    - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tính tích cực và tính tích cực học tập, tính tích cực học tập
    môn giáo dục công dân của học sinh cũng như các biểu hiện của nó.
    - Góp phần làm sáng tỏ thực trạng tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh THPT
    tại Phan Thiết – Bình Thuận.
    - Chứng minh rằng có thể nâng cao tính tích cực học tập môn giáo dục công dân của học sinh các
    trường THPT tại Phan Thiết - Bình Thuận thông qua các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp dạy
    học theo tình huống và phương pháp động não).
    - Là căn cứ để tìm ra các phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm tích cực hóa hoạt động học tập
    của học sinh cho những môn khoa học xã hội trong các trường phổ thông.

    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Phần mở đầu (8 trang)

    Phần nội dung (65 trang)

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH ( 25 trang)

    Chương 2: THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN (25 trang)

    Chương 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH THPT TẠI PHAN THIẾT - BÌNH THUẬN (15 trang)

    Phần kết luận, kiến nghị (5 trang)

    Tài liệu tham khảo (3 trang)

    Phần phụ lục ( 35 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...