Luận Văn Tính thừa kế của phủ đinh biện chứng & vận dụng xem xét công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Mở đầu
    Phần 1: Tính kế thừa của phủ định biện chứng

    1. Khái niệm phủ định biện chứng
    2.Tính kế thừa của phủ định biện chứng


    Phần 2: Tính kế thừa của phủ định biện chứng trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam


    1. Những tồn tại và bất cập của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp tự cung tự cấp ở Việt Nam
    2. Tính kế thừa khi chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
    2.1. Sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước
    2.2. Tính kế thừa khi chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

    Kết luận
    Tài liệu tham khảo







    MỞ ĐẦU

    Trong suốt 45 năm (từ khi thành lập 1930 đến khi giải phóng hoàn toàn đất nước 1975) Đảng ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khó và giành được những thắng lợi vĩ đại: làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đưa dân tộc ta tiến vào kỉ nguyên độc lập tự do, đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh là đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ. Ngày nay trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước , Đảng lại lãnh đạo nhân dân đi hết từ thành công này đến thành công khác, mang lại sự đổi thay từng ngày từng giờ cho nền kinh tế Việt Nam cũng như mang lại sức sống mới cho nhân dân cả nước . Trước những biến động và những thay đổi kì diệu trong đời sống nhân loại, người Việt Nam nhìn ra nước ngoài càng suy ngẫm về con đường phát triển kinh tế của đất nước, về sự tăng trưởng bền vững và khả năng thu hẹp khoảng cách của nước ta với nhiều nưứoc phát triển, về hội nhập quốc tế .Tuy rằng trước đây chúng ta đã duy trì nền kinh tế bao cấp, việc đó làm trì trệ nền kinh tế, thế nhưng Đảng ta đã nhanh chóng nắm bất tình thế và đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình mới, thời đại mới, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vào năm 1986, công cuộc đổi mới đã đua nước ta thoát khỏi khủng hoang trầm trọng sang phát triển nhanh. Không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà trong những ngành khoa học cơ bản cũng dần dần được đầu tư thích đáng hơn, bằng chứng là ngân sách nhà nước cho những ngành này đã tăng lên đáng kể so với những năm đầu thập kỉ 90. Trong quá trình lãnh đạo đất nước để thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” tiến lên CNXH Đảng ta đã kiên định đường lối lãnh đạo, kế thừa và phát huy chủ nghĩa Mác – Lênin và áp dụng thực tiễn pháp biện chứng của Mac một cách linh hoạt trong những đường lối, định hướng, chính sách hoạh định phát triển kinh tế xã hội trong nước. Phép phủ định biện chứng với đặc tính kế thừa đã được thể hiện rõ trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam. Đó là sự ra đời của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phủ định lại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp trong thời kì quá độ lên CNXH nhưng vẫn kế thừa được những thành tựu đã đạt đựoc trong thời kì trước đó. Nhận thức được tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mac-Lênin đặc biệt là tính kế thừa của phủ định biện chứng vào công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, bộ môn triết học Mac-Lênin đã nâng lên thành một đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên, do đó em chọn đề tài “tính kế thừa của phủ định biện chứng và vận dụng vào công cuộc đổi mói kinh tế của Việt Nam” để nghiên cứu. Tuy nhiên do thời gian có hạn kiến thức cũng như kinh nghiệm của em chưa được đầy đủ cho nên bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để em có thể bổ sung và sửa chữa ở những đề tài nghiên cứu sau.
     
Đang tải...