Luận Văn Tính thống nhất và đa dạng văn hoá giáo dục và vấn đề bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn c

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT:Tiếp cận từ khía cạnh văn hoá chính trị với quan niệm rằng bản sắc dân tộc
    là một phức hệ tâm linh của toàn thể cộng đồng dân tộc dựa trên những định hướng giá trị và
    được biểu hiện ra thông qua những đặc trưng, những biểu tượng và phương thức ứng xử văn
    hoá của cộng đồng dân tộc ấy, trong phần thứ nhất của bài viết này tác giả kiểm chứng lại
    bốn cách định nghĩa về dân tộc Việt Nam của các học giả nước ngoài được K.W Taylor tổng
    kết lại trong một bài nghiên cứu công bố từ năm 1998. Trong phần tiếp theo, tác giả phân tích
    và chỉ ra vai trò của giáo dục, nhất là giáo dục sử học, trong quá trình xã hội hoá phương
    thức hình dung về cộng đồng dân tộc Việt Nam đối với thế hệ trẻ. Theo tác giả, cần phải khắc
    phục cách trình bày lịch sử dân tộc phiến diện, một chiều, bởi lẽ cách giáo dục lịch sử như vậy
    không giúp cho người học hình dung đúng về bản sắc dân tộc Việt Nam với ý nghĩa là cái
    thống nhất trong những cái đa dạng.
    1. Đặt vấn đề
    Năm 1942, trong khi lãnh đạo Mặt trận
    Việt Minh và nhân dân Việt Nam chuẩn bị
    lực lượng cho cuộc vùng lên giải phóng
    dân tộc, Hồ Chí Minh đã soạn ra một tài
    liệu tuyên truyền có tên là: “Lịch sử nước
    ta”, mở đầu bằng câu:
    “Dân ta phải biết sử ta,
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt
    Nam”1
    Cần phải nói ngay rằng Hồ Chí Minh
    không phải là người Việt Nam đầu tiên sử
    dụng lịch sử dân tộc như một phương tiện
    tuyên truyền hữu hiệu, nhằm đánh thức ý
    thức dân tộc của nhân dân Việt Nam trong
    các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và
    chống giặc ngoại xâm. Đầu thế kỷ 20, khi
    xướng ra phong trào Đông Du, mở đầu cho
    một trào lưu yêu nước kiểu mới, Phan Bội
    Châu đã soạn ra Việt Nam vong quốc sử,2
    đồng thời một số chí sĩ yêu nước khác
    cũng đã soạn ra nhiều bài thơ “kêu hồn
    nước” để thức tỉnh lòng yêu nước và ý
    thức giống nòi của người Việt Nam.3 Xa
    hơn nữa, ngay từ đầu kỷ nguyên độc lập
    (các thế kỷ thứ 10, 11) đã xuất hiện bài thơ
    “Nam quốc sơn hà” bất hủ, được lưu
    truyền rộng rãi trong nhiều thế hệ người
    Việt Nam. Như vậy, từ rất lâu ở Việt Nam
    giáo dục lịch sử dân tộc dưới các hình thức
    khác nhau đã được coi như một phương
    Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007
    Trang 88
    thức khơi dậy và củng cố ý thức dân tộc,
    nhất là trong những thời điểm sự tồn vong
    của dân tộc Việt Nam bị đe doạ hay thách
    thức bởi nguy cơ ngoại xâm. Kết quả là,
    như học giả phương Tây Alexander B.
    Woodside từng nhận xét: "Độ sâu sắc của
    ý thức về lịch sử và văn hoá dân tộc của
    nhân dân Việt Nam có thể làm cho các nhà
    dân tộc chủ nghĩa kém trí tưởng tượng
    hoặc những tín đồ tôn giáo Âu - Mỹ thực
    sự kinh ngạc."4
    Tuy nhiên, ý thức dân tộc, tình cảm
    dân tộc hay bản sắc dân tộc không chỉ bao
    gồm và không chỉ dựa trên ý thức về lịch
    sử dân tộc hay một thứ chủ nghĩa yêu nước
    chung chung nào đó, mà theo chúng tôi, thì
    bản sắc dân tộc (national identity) phải là
    một phức hệ tâm linh của toàn thể cộng
    đồng dân tộc dựa trên những định hướng
    giá trị và được biểu hiện ra thông qua
    những đặc trưng, những biểu tượng và
    phương thức ứng xử văn hoá của cộng
    đồng dân tộc ấy.
    Hiểu theo nghĩa đó, giáo dục thực sự
    có vai trò quan trọng đối với sự hình thành
    và biến đổi của hệ giá trị văn hoá, đạo đức,
    chính trị của các thế hệ người nối tiếp nhau
    của các cộng đồng dân tộc, và do đó có vai
    trò rất quan trọng đối với sự hình thành và
    biến đổi của bản sắc dân tộc, bởi lẽ thông
    qua giáo dục những giá trị văn hoá
    (cultural values), định hướng giá trị (value
    orientations) và hệ giá trị (value systems)
    được xã hội hoá (socialization) và được
    lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Do vậy, thông qua giáo dục mà các đặc
    tính dân tộc được khẳng định, duy trì hay
    biến đổi, các biểu tượng dân tộc được nhận
    biết và thừa nhận, các phương thức ứng xử
    văn hoá được chấp nhận và trở nên phổ
    biến. Câu thơ của Hồ Chí Minh trong bài
    "Dạ bán" nhận định về vai trò của giáo dục
    đối với sự hình thành tính cách con người,
    suy rộng ra cũng nghiệm đúng đối với sự
    hình thành tính cách dân tộc:
    "Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
    Phần nhiều do giáo dục mà nên."5
    Bài viết này không có tham vọng đi
    sâu nghiên cứu và thảo luận kỹ về tất cả
    các vấn đề vốn hết sức phức tạp của một
    chủ đề rộng lớn là giáo dục và vấn đề bản
    sắc dân tộc và đa dạng văn hoá, mà trong
    chừng mực nhất định, xin đề xuất những
    kiến giải riêng về một số vấn đề cụ thể liên
    quan đến vấn đề giáo dục và bản sắc dân
    tộc Việt Nam mà thôi. Và cũng trong
    chừng mực nhất định, chúng tôi xin liên hệ
    tới vấn đề này ở khu vực Đông Á và Đông
    Nam Á.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...