Luận Văn Tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á về kinh tế, chính trị và văn hoá

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Những kết quả nghiên cứu chuyên ngành, đa ngành và liên ngành của nhiều môn khoa học xã hội - nhân văn trong hơn nửa thế kỷ qua đã cho phép khẳng định: Đông Nam á là một khu vực "thống nhất trong đa dạng" về nhiều mặt, đặc biệt là trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá.
    "Thống nhất trong đa dạng" là một đặc trưng cơ bản của khu vực Đông Nam á. Cụm từ này bắt nguồn từ quan niệm xa xưa của người Indonesia và cho đến ngày nay trở thành một thuật ngữ phổ biến khi nói đến Đông Nam á. Đặc trưng ngày được biểu hiện rõ nét, sinh động trong nhiều lĩnh vực mới không phải bất cứ một khu vực nào trên thế giới cũng có được.
    Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và sâu sắc, lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới vào cùng sống trong "một mái nhà chung". Biểu hiện trước hết là xu thế khu vực hoá ngày càng trở nên phổ biến. Có một số tổ chức khu vực (KV) điển hình như: liên minh châu Âu (EU) khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ, Nam Mỹ Đông Nam á cũng được xếp vào một trong những hiện tượng đó.
    Trong khi đó, các dân tộc các quốc gia ở Đông Nam á vượt qua thời kỳ đối đầu để đi vào thời kỳ mới, chung sống hoà bình, hữu nghị và hợp tác, khi mà các cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng nhộn nhịp, thì chúng ta, không mấy khó khăn, di cũng dễ nhận thấy, trong vốn kiến thức của người Đông Nam á thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người láng giềng của mình. Trong khi đó, các dân tộc, các quốc gia đều sinh ra và lớn lên giữa lòng Đông Nam á, có chung một cội nguồn văn hoá - tộc người, một quá trình lịch sử, hiện nay đang cùng nhau xây dựng một khu vực hoà bình hữu nghị và hợp tác phát triển trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá thế giới.
    Việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu "tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á về kinh tế, chính trị và văn hoá" sẽ góp phần làm sáng tỏ về mặt khoa học những nền tảng cơ sở tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của khu vực Đông Nam á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá. Đồng thời, qua đó, cũng có thể hiểu một cách sâu sắc hơn đặc trưng này bằng những biểu hiện cụ thể của nó trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá.
    Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á, có một quá trình lịch sử và văn hoá tương đồng với các quốc gia trong khu vực. Vì vậy, khi tìm hiểu về tính thống nhất trong đa dạng của khu vực Đông Nam á trên các lĩnh vực, kinh tế, chính trị và văn hoá không những để hiểu về Đông Nam á một cách sâu sắc hơn mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước đặt trong bối cảnh chung của khu vực. Thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa đất nước Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực.
    Lịch sử Đông Nam á là một trong những nội dung quan trọng và khó trong khoá trình lịch sử ở nhà trường phổ thông trung học hiện nay. Nhất là sự đổi mới trong nội dung môn học, chúng ta hướng tới tính toàn diện trong môn lịch sử, quan tâm đến lịch sử của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á hơn trước. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp em củng cố lại kiến thức đã học, bổ sung thêm những điều mới, giúp em thực hiện tốt vỵ giảng dạy sau này.
    Với những lý do trên đây, em đã chọn đề tài: "Tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á về kinh tế, chính trị và văn hoá".
    2. Lịch sử vấn đề
    Trong nhiều năm trở lại đây, các vấn đề của khu vực Đông Nam á đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Giới sử học quá trình lịch sử các nước Đông Nam á từ cổ đến kim, trong đó có những nội dung cụ thể về kinh tế, chính trị và văn hoá của mỗi nước. Hoặc những sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, chính trị hoặc văn hoá của khu vực. Cũng có những sách, những công trình nghiên cứu riêng của từng nước với những nội dung cụ thể về lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu như sau:
    Cuốn "Lịch sử Đông Nam á" của D.G.E. Hall. Đây là một công trình nghiên cứu rất công phú và có chất lượng cau của GS. Hall (Trường đại học Luân Đôn). Tác giả đã phác hoạ một bức tranh toàn cảnh, sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Đông Nam á, quá trình đấu tranh xác định các quốc gia thống nhất, ổn định như ngày nay, đồng thời, tác giả cũng cho thấy rõ quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các nước Đông Nam á có từ lâu đời, cuộc đấu tranh giành độc lập bền bỉ và oanh liệt của nhân dân các nước Đông Nam á. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập đến đổi thay và biến động lịch sử trong gần nửa thế kỷ qua đặc biệt là xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá, cùng với sự vận động nội tại của mỗi nước đã thúc đẩy các quốc gia trong khu vực lại gần nhau, cùng tồn tại, hợp tác và phát triển. Kinh tế, chính trị và văn hoá của các quốc gia được trình bày theo những lát cắt ngang theo từng thời kỳ, và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lịch sử chính trị nhiều hơn.
    Cuốn "Lịch sử Đông Nam á" do GS. Lương Ninh (chủ biên) trong đó các sự kiện lịch sử chủ yếu của tất cả các quốc gia, các vùng được giới thiệu "cắt lát" theo thời gian mà chúng ta có thể thấy mối liên hệ ngang của nó trong khung "lát thời gian" vài thế kỷ ở các thời kỳ xa xưa và vài thập kỷ trong thời gian gần đây.
    Cuốn "Lược sử Đông Nam á" của Phan Ngọc Liên (chủ biên) trình bày một cách có hệ thống tập trung vào bốn chặng đường phát triển với sự phân tích có tính chất chuyên đề: một khu vực địa lý - lịch sử - văn hoá, thời kỳ hình thành các quốc gia dân tộc, đến thời kỳ của phong trào giải phóng dân tộc và quá trình phát triển đất nước của các quốc gia Đông Nam á từ sau khi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (giải phóng dân tộc) giáo trình lịch sử Đông Nam á trong cuốn "Lịch sử thế giới" từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại cũng được đề cập dưới góc độ thông sử".
    Lịch sử văn hoá Đông Nam á được rất nhiều sự quan tâm tìm hiểu của những nhà nghiên cứu. Phần lớn, họ đã chứng minh được tính phong phú, đa dạng của văn hoá khu vực Đông Nam á, những nét tương đồng và dị biệt của các nền văn hoá trong khu vực Đông Nam á. Chẳng hạn như cuốn "Văn hoá Đông Nam á" của Mai Ngọc Chừ, đã bao quát được toàn bộ khu vực Đông Nam á với nhiều phương diện như rên, cả theo cấu trúc lẫn diễn trình lịch sử.
    Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về Đông Nam á đã đạt được rất nhiều kết quả. Phải kể đến một lực lượng lớn nhiều công trình của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh Đông Nam á trên nhiều lĩnh vực.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu cơ sở, điều kiện và những biểu hiện của tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á trên các lĩnh vực, kinh tế, chính trị và văn hoá.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Khu vực Đông Nam á hiện nay đã có 11 nước thành viên. Lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia tuân theo qui luật riêng thống nhất trong đa dạng, tương đồng trong dị biệt. ở đây, bài viết tập trung làm sáng tỏ những biểu hiện của tính "thống nhất" trong đa dạng" trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp luận:
    Vận dụng những quan điểm nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và thế giới quan mác xít. Những kết quả nghiên cứu mà người viết tiếp cận được đều có sự so sánh, đối chiếu và chọn lọc kỹ lưỡng theo phương pháp luật Mác - Lênin.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    - Để thực hiện bài tiểu luận, người viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc nhằm chỉ ra những biểu hiện của tính thống nhất trong đa dạng của các nước trong khu vực Đông Nam á trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và lý giải đặc trưng độc đáo này. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu các loại tài liệu khác nhau, tiểu luận cố gắng trình bày một cách có hệ thống về đặc trưng "thống nhất trong đa dạng" của khu vực Đông Nam á trên các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá.
    5. Cấu trúc chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 4 chương:
    Chương 1: Điều kiện tạo nên "tính thống nhất" trong đa dạng của các nước Đông Nam á.
    Chương 2: Những biểu hiện của tính thống nhất trong đa dạng trên lĩnh vực kinh tế.
    Chương 3:


    Mục lục
    Trang
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài 1
    1
    2. Lịch sử vấn đề 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
    5. Cấu trúc chuyên đề 5
    phần nội dung
    Chương 1: Điều kiện tạo nên "tính thống nhất" trong đa dạng của các nước Đông Nam á
    I. Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam á 6

    6
    6
    II. Dân cư và ngôn ngữ 10
    III. Quá trình lịch sử và những tác động từ bên ngoài 12
    Chương II: Tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á trên lĩnh vực kinh tế
    I. Tính thống nhất trong đa dạng của kinh tế truyền thống các nước Đông Nam á
    15

    15
    II. Tính thống nhất trong đa dạng của nền kinh tế hiện đại các nước Đông Nam á
    17
    1. Bối cảnh kinh tế - xã hội 17
    2. Quá trình xây dựng nền kinh tế hiện đại ở các nước Đông Nam á. 17
    Chương III: Những biểu hiện của tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á về chính trị
    32
    I. Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X 32
    II. Giai đoạn từ thế kỷ X - XV 33
    III. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX 36
    IV. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến nay 38
    Chương IV: Những biểu hiện của tính thống nhất trong đa dạng của các nước Đông Nam á trên lĩnh vực văn hoá

    42
    I. Văn hoá vật chất 43
    II. Văn hóa tinh thần 46
    phần Kết luận 52
    Tài liệu tham khảo 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...