Tài liệu Tình thế nước nam từ năm giáp tuất về sau

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình thế nước nam từ năm giáp tuất về sau

    TÌNH THẾ NƯỚC NAM
    TỪ NĂM GIÁP TUẤT VỀ SAU
    1. VĂN THÂN NỔI LOẠN Ở NGHỆ AN. Nhờ có ông Philastre và ông Nguyễn Văn Tường thu xếp mọi việc Bắc kỳ vừa xong, thì ở mạn Nghệ Tĩnh có loạn.
    Nguyên lúc bấy giờ dân trong nước ta chia ra làm hai phái: bên lương, bên giáo; hai bên vẫn không ưa nhau. Đến khi xảy ra việc đại uý Francis Garnier lấy Hà Nội, bọn sĩ phu ở mạn Nghệ Tĩnh lấy làm tức giận lắm, bèn rủ nhau nổi lên đánh phá.
    Tháng giêng năm Giáp Tuất (1874), là năm Tự Đức thứ 27, đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai hội tập cả các văn thân trong hạt, rồi làm một bài hịch gọi là “Bình tây sát tả”, đại lược nói rằng: “Triều đình dẫu hoà với Tây mặc lòng, sĩ phu nước Nam vẫn không chịu, đánh đuổi người Tây cho hết, để giữ lấy cái văn hoá của ta đã hơn 1.000 năm nay .”
    Lúc bấy giờ quan Tổng đốc Nghệ An là ông Tôn Thất Triệt lại có ý dung túng bọn Văn Thân, cho nên họ càng đắc thế càng phá dữ. Triều đình thấy vậy, mới truyền bắt quan quân phải dẹp cho yên. Bọn Văn Thân thấy quan quân đuổi đánh, bèn cùng với bọn Trần Quang Hoán, Trương Quang Thủ, Nguyễn Duy Điển đánh lấy thành Hà Tĩnh, rồi ra vây phủ Diễn Châu.
    Triều đình thấy thế giặc càng ngày càng to, bèn sai ông Nguyễn Văn Tường ra làm khâm sai, và ông Lê Bá Thận làm tổng thống, đem quân ra đánh dẹp, từ tháng hai đến tháng 6 mới xong.
    2. GIẶC Ở BẮC KỲ. Thủa ấy ở mạn Thượng du đất Bắc Kỳ lúc nào cũng có giặc, quan quân đánh mãi không được, phải nhờ quân Tàu sang đánh giúp cũng không xong.
    Ở mạn Hải Dương và Quảng Yên thì vẫn có những người mạo xưng là con cháu nhà Lê, cứ quấy rối mãi. Khi Francis Garnier ra lấy Hà Nội, những người ấy về xin theo đi đánh quân ta, nhưng vì sau nước Pháp phải trả lại các tỉnh ở Bắc kỳ, họ lại tản đi. Vả từ khi nước ta và nước Pháp đã ký hoà ước rồi, quan Pháp có đem binh thuyền đi đánh giúp, cho nên mới tiệt được đảng ấy.
    Còn ở mạn Tuyên Quang, thì có giặc cờ vàng nhũng nhiễu đã lâu. Quan quân phải đánh dẹp mãi không được. Đến tháng 8 năm Ất Hợi (1875), là năm Tự Đức thứ 28, tướng cờ vàng là Hoàng Sùng Anh đem quân về đóng ở làng Châu Thượng, thuộc phủ Vĩnh Tường. Bấy giờ quan Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây là Tôn Thất Thuyết về đánh một trận, bắt đường Hoàng Sùng Anh và giết được quân cờ vàng rất nhiều. Giặc ấy từ đó tan dần.
    Năm sau Tôn Thất Thuyết lại giết được tên giặc Trận ở làng Cổ Loa, và dẹp yên được mạn Sơn Tây. Nhưng đến năm Mậu Dần (1878), ở Lạng Sơn lại có tên giặc Khách là Lý Dương Tài, nổi lên.
    Lý Dương Tài trước làm quan hiệp trấn ở Tầm Châu, thuộc tỉnh Quảng Tây, sau bị cách mới nổi lên làm giặc và đem quân tràn sang đánh lấy tỉnh Lạng Sơn. Quan ta đem thư sang cho quan Tàu biết. Quan Đề đốc Quảng Tây là Phùng Tử Tài đem quân 26 doanh sang cùng với quân ta hội tiễu. Đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1879) quan quân mới bắt được Lý Dương Tài ở núi Nghiêm Hậu, thuộc tỉnh Thái Nguyên, đem giải sang Tàu.
    Vì đất Bắc kỳ cứ có giặc giã luôn cho nên Triều đình đặt ra chức Tĩnh biên sứ để giữ các nơi về đường ngược. Năm Canh Thìn (1880), đặt ra Lạng Giang đạo và Đoan Hùng đạo sai hai Tĩnh biên phó sứ là Trương Quang Đản đóng ở Lạng Sơn và Nguyễn Hữu Độ đóng ở Đoan HÙng, lại phong cho Hoàng Kế Viêm là Tĩnh biên sứ, kiêm cả hai đạo.
    3. SỰ GIAO THIỆP VỚI NƯỚC TÀU. Nước ta tự xưa đến nay tuy là độc lập, nhưng vẫn giữ lệ triều cống nước Tàu, lấy cái nghĩa rằng nước nhỏ phải tôn kính nước lớn. Cho nên khi chiến tranh, dẫu ta có đánh được Tàu đi nữa, thì rồi nhà nào lên làm vua cũng phải theo cái lệ ấy, mà đời nào cũng lấy điều đó làm tự nhiên vì rằng triều cống cũng không tổn hại gì mấy, mà nước vẫn độc lập và lại không hay có việc lôi thôi với một nước láng giềng mạnh hơn mình. Bởi vậy hễ vua nào lên ngôi, cũng chiếu lệ sai sứ sang Tàu cầu phong, và cứ ba năm sai sứ sang cống một lần.
    Các vua đời nhà Nguyễn cũng theo lệ ấy, nhưng các đời vua trước thì vua phải ra Hà Nội mà tiếp sứ Tàu và thụ phong. đến đời vua Dực Tông thì sứ Tàu vào tại Huế phong vương cho ngài.
    Còn những cống phẩm thì cứ theo lệ, mà thường chỉ đưa sang giao cho quan Tổng đốc Lưỡng Quảng để đệ về Kinh, chứ không mấy khi sứ ta sang đến Yên Kinh. Trong đời vua Dực Tông thì sử chép rằng năm Mậu Thìn (1868), có ông Lê Tuấn, ông Nguyễn Tư Giản và ông Hoàng Tịnh sang sứ Tàu. Năm Quí Dậu (1873), lại có các ông Phan Sĩ Thục, ông Hà Văn Khai, và ông Nguyễn Tu sang sứ Tàu, để bày tỏ việc đánh giặc Khách ở Bắc Kỳ.
    Từ năm Giáp Tuất (1874) trở đi. Triều đình ở Huế đã ký tờ hoà ước với nước Pháp, công nhận nước Nam độc lập, không thần phục nước nào nữa, những lúc bấy giờ vì thế bất đắc dĩ mà ký tờ hoà ước, chứ trong bụng vua Dực Tông vẫn không phục, cho nên ngài cứ theo lệ cũ mà triều cống nước Tàu, có ý mong khi hữu sự nước Tàu sang giúp mình. Bởi vậy năm Bính Tí (1876), vua Dực Tông sai ông Bùi Ân Niên tức là ông Bùi Dỵ, ông Lâm Hoành và ông Lê Cát sang sứ nhà Thanh. Năm Canh Thìn (1880), lại sai các ông Nguyễn Thuật, Trần Khánh Tiến, Nguyễn Hoan sang Yên Kinh dâng biểu xưng thần và các đồ cống phẩm. Năm sau, Triều đình nhà Thanh sai Đường Đình Canh sang Huế bàn việc buôn bán và lập cuộc chiêu thương, chủ ý là để thông tin cho chính phủ Tàu biết mọi việc bên nước ta.
    Một bên đã hoà với nước Pháp, nhận theo chính lược ngoại giao của nước Pháp mà độc lập [1], một bên cứ triều cống nước Tàu, có ý để cầu viện, bởi thế cho nên chính phủ Pháp lấy điều đó mà trách Triều đình ta vậy.
    4. TÌNH THẾ NƯỚC TÀU. Xưa nay ta vẫn công nhận nước Tàu là thượng quốc và vẫn phải lệ triều cống. Hễ khi nào trong nước có việc biến loạn là vẫn trông mong nước Tàu sang cứu viện. Không ngờ từ thế kỷ thứ XIX trở đi, thế lực các nước bên Âu Tây mạnh lên, người phương Tây đi lược địa rất nhiều, mà tình thế nước Tàu thì rất là suy nhược. Năm Đạo Quang thứ 19 (1839) tức là năm Minh Mệnh thứ 20 bên ta, vì việc cấm thuốc nha phiến ở Quảng Đông thình ra có chiến tranh với nước Anh-cát-lợi. Quân nước Anh đánh phá thành Ninh Ba, Thượng Hải . Vua Đạo Quang phải nhận những điều hoà ước năm Nhâm Dần (1842) làm tại thành Nam Kinh, nhường đảo Hương Cảng cho nước Anh và mở những thành Quảng Châu, Hạ Môn, PHúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải ra cho ngoại quốc vào buôn bán.
    Cuộc hoà ước ở Nam KInh định xong, các nước ngoại dương vào buôn bán ở nước Tàu và đặt lĩnh sự ở Quảng Châu, Ninh Ba, Thượng Hải .
    Đến năm Hàm Phong thứ 8 (1858) tức là năm Tự Đức thứ 11, nước Anh và nước Pháp ký tờ hoà ước với nước Tàu, đặt sứ thần ở Bắc Kinh. Đoạn nước Tàu có điều trái ước, gây thành việc chiến tranh với hai nước ấy. Quân nước Anh và nước Pháp đánh lấy hải khẩu, rồi kéo lên đánh lấy Bắc Kinh. Vua Hàm Phong lại phải nhận những điều hoà ước năm Canh Thân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...