Tiến Sĩ Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Nữ quyền là khái niệm mới được nhắc đến nhiều trong đời sống văn học nước ta những năm gần đây, cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào nữ quyền thế giới những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, trên thực tế, trước đó từ rất lâu, ý thức nữ quyền đã có ở Việt Nam, trong cội nguồn nền văn hóa nông nghiệp lúa nước tôn thờ Mẫu và đã ghi dấu ấn trong suốt tiến trình văn học Việt Nam. Khi gặp gỡ bối cảnh khách quan thuận lợi cùng với quá trình vận động nội tại trong đời sống văn học, đáng chú ý là sự xuất hiện và trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhà văn nữ, tinh thần nữ quyền trở thành một trong những nhân tố chủ đạo chi phối nội dung sáng tác sau 1986. Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ làm rõ những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện tinh thần nữ quyền sau 1986, để tránh sự ngộ nhận cho rằng tinh thần nữ quyền chỉ là sự “mô phỏng”, “bắt chước” văn học nữ quyền thế giới hay một vài xu hướng văn học đang thịnh hành (như linglei) trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần chỉ ra sự kế thừa có phát triển, nét tương đồng và bản sắc riêng độc đáo của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 với tinh thần nữ quyền trong văn học truyền thống và văn học nữ quyền thế giới.
    1.2. Văn học sau 1986 chứng kiến sự xuất hiện đông đảo và trưởng thành vượt bậc của các nhà văn nữ. Điều này đã làm cho tinh thần nữ quyền trở lại mạnh mẽ chưa từng có trong đời sống văn học. Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề nữ quyền được các nhà văn đặt ra và “trả lời” sâu sắc trong tác phẩm như quan niệm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong đời sống và trong văn chương; đặc trưng bản thể nữ; vấn đề nhu cầu, quyền lợi của người phụ nữ hiện đại; ý thức nữ quyền trong sáng tạo văn chương; hình ảnh người đàn ông trong xã hội hiện đại Có thể nói, nữ quyền đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng chi phối diện mạo của văn xuôi Việt Nam giai đoạn này. Nghiên cứu tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 sẽ góp phần “trả lời” những câu hỏi này và tiến tới làm sáng tỏ diện mạo cũng như quy luật vận động của văn xuôi Việt Nam sau 1986.
    1.3. Trên hoạt động sáng tác, các nhà văn sau 1986 đã sáng tạo nên những tác phẩm chứa đựng tinh thần nữ quyền thực sự có giá trị, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, trong hoạt động nghiên cứu, phê bình, đi sâu tìm hiểu ý thức nữ quyền trong văn chương lại chưa có nhiều công trình tương xứng. Thậm chí, vẫn còn không ít những cái nhìn giản đơn, ngộ nhận về khái niệm “nữ quyền” trong văn học, về việc xây dựng hình tượng người phụ nữ, về việc đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, về thế giới đàn ông qua cái nhìn của các nhà văn nữ . Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 một cách toàn diện, hệ thống. Luận án của chúng tôi thông qua việc minh định khái niệm nữ quyền, tinh thần nữ quyền, phân tích những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986, làm rõ những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác xét trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật sẽ góp phần bổ sung những thiếu khuyết đó, giúp người tiếp nhận có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam sau 1986.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là tinh thần nữ quyền trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của luận án là các sáng tác văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay chủ yếu là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của các nhà văn nữ như: Thuận, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Thuỳ Dương, Trần Thuỳ Mai, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu . và một số tác giả nam như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp cận với một số tác phẩm của các tác giả văn học nữ quyền Châu Âu, Châu Á với mục đích so sánh, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 với các tác phẩm văn học nữ quyền thế giới.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận án là nghiên cứu những tiền đề xã hội, thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986, nghiên cứu những biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong sáng tác xét trên cả bình diện nội dung và hình thức thể hiện, từ đó khẳng định tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 là sự kế thừa có phát triển, có bản sắc riêng so với tinh thần nữ quyền trong văn học trước đó.



    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Với mục đích như vậy, luận án hướng đến thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm:
    Thứ nhất, minh định khái niệm nữ quyền, tinh thần nữ quyền (bằng việc xác định nội hàm khái niệm và phân biệt với những khái niệm gần gũi) làm cơ sở cho việc xác định các biểu hiện của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986.
    Thứ hai, chỉ ra và phân tích những tiền đề xã hội – thẩm mỹ dẫn tới sự xuất hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986.
    Thứ ba, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 trên các phương diện: ý thức sáng tạo văn chương; cách tiếp cận và thể hiện hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm; cái nhìn về trật tự nam quyền và người đàn ông.
    Thứ tư, khám phá một số phương thức nghệ thuật tương ứng với việc thể hiện tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 như: việc lựa chọn và vận dụng ưu thế của các thể loại sáng tác, việc xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật thể hiện tinh thần nữ quyền.
     
Đang tải...