Tài liệu Tinh thần "Học tập để phụng sự Tổ quốc và Nhân dân" trong tư tưởng và nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Dân tộc Việt Nam được ngợi ca là một dân tộc hiếu học. Tinh thần hiếu học (ham học hỏi và hiểu biết) thể hiện xuyên suốt trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, ta thấy Người đã trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều lần bàn đến giáo dục, học tập . Trong những hòan cảnh khác nhau, Hồ Chí Minh có những đề cập thiết thực, cụ thể về sự học. Song bao trùm lên tất cả vẫn là tinh thần mới mẻ, nhân văn: học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Tinh thần đó được thể hiện trên mấy nét sau.


    Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc học tập giáo dục, xem đó là phương cách để kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân.


    Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên vai trò quan trọng của sự học và thế hệ trẻ đối với tiền đồ đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(1). Trong hoàn cảnh nước nhà đang thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ (chống giặc dốt), Người đã viết bài Chống nạn thất học, trong đó đề cao vai trò của sự hiểu biết ở mọi người đối với việc xây dựng đất nước: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (2). Sự học, trình độ học vấn liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện sự mạnh, yếu của một dân tộc: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (3). Nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, Người đã nhấn mạnh lợi ích của việc đào tạo con người trên tinh thần một câu nói của người xưa “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng cây là một việc làm rất cụ thể, dễ dàng, còn trồng người là một sự nghiệp vinh quang và rất đỗi gian nan, có liên quan đến sự tồn vong và tương lai dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...