Luận Văn Tính Tất Yếu Và Sự Cần Thiết Của Quá Trình Dịch Chuyển Cơ Cấu Lao Động

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính Tất Yếu Và Sự Cần Thiết Của Quá Trình Dịch Chuyển Cơ Cấu Lao Động
    Phần mở đầu

    1. Sự cần thiết của đề tài
    Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm trên tuyến đường quốc lA có vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với thế mạnh đó, Thanh Hóa hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI khóa XV của tỉnh Thanh Hóa đã xác định “ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững, nhanh chóng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”[1] là nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010.
    Tuy nhiên để giải quyết được nhiệm vụ này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần phải có sự đánh giá khách quan và nhìn nhận đúng đắn về quá trình chuyển cơ cấu lao động của tỉnh nhà. Thông qua đó tạo ra những cú hích đúng nhằm tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn. Vì một cơ cấu lao động không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội như: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối, bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động với xu hướng tăng số lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm lực lượng lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh, giúp Thanh Hóa bắt nhịp được với xu hướng toàn cầu hóa.

    2. Nội dung của đề tài
    Với mục đích nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu lao động ở tỉnh Thanh Hóa, nội dung của đề tài bao gồm:
    § Lý thuyết về cơ cấu lao động và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
    § Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh Thanh Hóa.
    § Phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Thanh Hóa trong những năm gần đây
    § Mục tiêu và giải pháp để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới.
    3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Thanh Hóa.
    Đối tượng nghiên cứu:
    · Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa
    · Số lượng và chất lượng lực lượng lao động tỉnh Thanh Hóa phân chia theo các chỉ tiêu.
    Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá và dự báo, phương pháp tổng hợp.
    4. Kết cấu của đề tài.
    Chương I : Tính tất yếu và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.​
    Chương II: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000 – 2006.​
    Chương III: Một số giải pháp để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý ở tỉnh Thanh Hóa​
    [1] Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI



    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Phần mở đầu2
    Phần nội dung. 5
    Chương I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU LAO ĐỘNG5
    1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động.5
    2. Các yếu tố tác động tới cơ cấu lao động.10
    2.1. Các yếu tố dân số.10
    2.2. Các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội.10
    2.3. Khoa học công nghệ. 12
    2.4. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.13
    2.5. Sự phát triển kinh tế thị trường. 14
    3. Tính tất yếu và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu lao động. 14
    Kết luận16
    Chương II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU Ở THANH HÓA18
    1. Đặc điểm của Thanh Hóa ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động.18
    1.1. Tổng quan về Thanh Hóa.18
    1.1.1.Điều kiện tự nhiên.18
    1.1.2.Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật19
    1.1.3.Tình hình phát triển kinh tế chính trị, văn hóa và xã hội.21
    1.1.4. Văn hóa – xã hội25
    1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000 – 2005.25
    2. Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động của Thanh Hóa trong giai đoạn 2000- 2005.29
    2.1. Chuyển dịch cơ cấu cung lao động.29
    2.1. Chuyển dịch cơ cấu cầu lao động.41
    3. Những khó khăn của Thanh Hóa trong quá trình chuyển cơ cấu lao động của Thanh Hóa.47
    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở THANH HÓA49
    1. Mục tiêu phát triển kinh tế chung của Thanh Hóa trong những năm tiếp theo.49
    2. Các giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động.53
    2.1 Những chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.53
    2.2. Các giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động.56
    2.2.1 Các giải pháp tác động đến cung lao động.56
    2.2.2. Các giải pháp về cầu lao động.58
     
Đang tải...