Tiểu Luận Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A-/ Lời nói đầu

    Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vô cùng khó khăn vì kinh tế là cơ sở của xã hội. Đất nước ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp. Lịch sử phát triển kinh tế loài người từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều hình thái kinh tế xã hội, nổi bật và rõ nét đó là hình thái công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các hình thái kinh tế đó chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ chế quản lý, điều hành kinh tế một cách phù hợp và hợp lý nhất từ việc phát triển kinh tế chỉ dựa vào kinh tế thị trường để giải quyết vấn đề cơ bản của nền kinh tế cho đến việc chỉ dựa vào tổ chức quản lý điều hành của Nhà nước để phát triển kinh tế. Để góp phần vào sự lựa chọn cơ chế tổ chức quản lý để phát triển kinh tế cho phù hợp, đặc biệt là giai đoạn Việt Nam hiện nay, em lựa chọn đề tài: “Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế”. Đó là sự kết hợp hài hoà tương hỗ lẫn nhau giữa “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình”. Nói một cách khác đó là sự kết hợp giữa sự quản lý của Nhà nước và cơ chế thị trường để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao nhất, đồng thời hạn chế và khắc phục được những hạn chế và hậu quả xã hội một cách có hiệu quả nhất.

    Nền kinh tế nước ta đang ở vào giai đoạn đặc biệt của sự phát triển, đó là bước ngoặt trong quá trình chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Như chúng ta đã biết, trong thời đại ngày nay không có nền kinh tế thị trường thuần tuý ở bất cứ nước nào trên thế giới, không có một nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Bởi vì bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường như: năng suất lao động tăng nhanh công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, hàng hoá sản xuất ra nhiều, thu nhập quốc dân tăng . thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn xã hội . Do vậy Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, công bằng ổn định. Đặc biệt nền kinh tế nước ta đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng không thể thiếu sự quản lý của Nhà nước. Trong báo cáo của ban chấp hành Trung ương khoá VI do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trình bày tại Đại hội VII có viết: “ Để phát huy to lớn tiềm năng kinh tế nhiều thành phần phải tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.Vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong việc tạo lập các cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường bình thường cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...