Luận Văn Tính Tất Yếu Khách Quan Của Việc Chuyển Từ Nền Kthh Sang Nền Kttt Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính Tất Yếu Khách Quan Của Việc Chuyển Từ Nền Kthh Sang Nền Kttt Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa


    PHẦN I

    LỜI NÓI ĐẦU

    Vấn đề giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội là một vấn đề lớn là điểm then chốt trong lý luận về Chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Sau hơn mười năm đổi mới từ nền kinh tế hàng hoá sang nền Kinh tế thị trường chúng ta đã thu được những kết quả khả quan. Đó là: Mức sống của nhân dân tăng lên rõ dệt. Các loại hàng hoá, dịch vụ được đa dạng hoá, đời sống của nhân dân đã có nhiều thay đổi tích cực. Điều đó là một minh chứng thuyết phục nhất cho đường lối, chính sách của Đảng, của nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những quan niệm sai lạc đã được hình thành và tồn tại rất lâu từ trước đến nay trong lý luận về Chủ nghĩa xã hội là cho rằng: Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường là có mâu thuẫn với nhau, và không cùng tồn tại song song được. Dựa trên quan điểm này không ít những người dao động về ý chí hoặc bất mãn về chính trị đã cho rằng, không thể nào kết họp kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo họ, để lựa chọn sự phát triển kinh tế của đất nước thì phải từ bỏ hệ tư tưởng của Đảng, từ bỏ con đường Xã hội chủ nghĩa. Giữa kinh tế thị trường theo họ chỉ có thể chọn một, nếu kết hợp chúng lại sẽ gây nhiều sáo trộn trong xã hội. Đây là những quan niệm lệch lạc cần phải được thay đổi, chỉnh sửa. Cần phải nêu rõ và chứng minh cho mọi người hiểu rằng kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn có thể song song tồn tại. Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá lên nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan để sớm đưa đất nước cái đích cuối cùng đó là Chủ nghĩa cộng sản. Chính vì vậy em đã chọn đề tài này với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình để giúp mọi người hiểu được: Tại sao nước ta phải xây dựng nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và bản chất của nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là gì. Ngoài ra đề tài còn giúp em hiểu biết sâu rộng hơn về đường lối, chính sách của đảng. Biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đất nước từ đó đề ra những giải pháp để phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay.
    Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi. em rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý quý báu của thầy giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn.


    Sinh viên thực hiện
    NGUYỄN ĐÌNH NIN


    MỤC LỤC
    Phần I: Lời nói đầu 1
    Phần II: Nội dung đề tài 3
    I. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển từ nền KTHH sang nền KTTT định hướng Xã hội chủ nghĩa 3
    1. Kinh tế tự nhiên và nền Kinh tế hàng hoá. 3
    2. Lý luận chung về kinh tế thị trường. 4
    3. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển từ nền KTHH sang nền KTTT định hướng Xã hội chủ nghĩa 6
    II. Đặc điểm của nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. 10
    1. Nền kinh tế thị trường hiện đại gắn với tính chất XHCN. 10
    2. Nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. 11
    3. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 11
    4. Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước. 12
    5. Mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. 12
    6. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. 13
    7. Giải quyết mối quan hệ lao động và tư bản thông qua phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng XHCN. 14
    III. Các giải pháp để phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 16
    2. Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững. 17
    3. Đổi mới cơ chế quản lý và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. 18
    4. Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ. 18
    5. Cải cách hành chính gắn liền với đổi mới kinh tế. 19
    Kết luận 20
    Tài liệu tham khảo 21
     
Đang tải...