Luận Văn Tính tất yếu của việc CPHDoanh nghiệp Nhà nước

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính tất yếu của việc CPH Doanh nghiệp Nhà nước

    I-KHÁI NIỆM CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
    1.Khái niệm:
    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (CPHDNNN) là việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư , nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần, làm chủ thực sự doanh nghiệp , huy động toàn vốn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.
    2.Ý nghĩa:
    Tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp , bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
    II.TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC CPH DNNN:
    1.Thực trạng các DNNN Việt nam trước khi CPH:
    Vào khoảng những thập niên cuối của thế kỷ 20, đặc biệt là trong thập niên 90, khu vực hoá và toàn cầu hoá được coi là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Do đó, các quốc gia chú trọng hơn đến các mối quan hệ song phương và đa phương trên toàn diện các lĩnh vực: Kinh tế- Chính trị- Văn hoá- xã hội và họ đều hiểu rằng cơ hội cho mình được hội nhập không gì hiệu quả hơn bằng việc gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới : AFTA, NAFTA, EU, WTO Đồng thời đây cũng chính là một cơ hội, một sân chơi lý thú cho các doanh nghiệp tham gia khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, mở rộng hơn nữa thị trường khách hàng. Tuy nhiên, xu thế này cũng là một sự đe doạ đối với các doanh nghiệp còn yếu kém về năng lực, chẳng hạn như: việc sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước sẽ trở nên vô hiệu. Do vậy, con đường duy nhất để các doanh nghiệp có thể khẳng định mình và không bị bỏ lại ở phía sau là nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
    Thực tế lúc đó tại Việt nam, các DNNN chủ chốt lại đang trong tình trạng trang thiết bị lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ. Trong khi đó, cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, chủ yếu là ngành Nông nghiệp chiếm 27%, Thương mại(43%) Công nghiệp và xây dựng(30%) (trong khi ở các nước phát triển là 70-80%), cơ cấu vốn chưa hợp lý (81% vốn cố định, 19% vốn lưu động). Quy mô của các DNNN nhỏ (dưới 1 tỷ đồng) là 68%.(Theo báo cáo của Bộ Tài chính) Những con số trên cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN rất kém: mỗi đồng vốn chỉ tạo ra được 2,3 đồng doanh thu và 0,1 đồng lợi nhuận.Tài sản cố định trong các DNNN chiếm từ 70-80% nhưng chỉ cung cấp được 44% tổng sản phẩm xã hội.
    2. Sự tất yếu của CPH:
    Đối mặt trước thực trạng và thách thức trên, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy rằng không có con đường nào hợp lý hơn là cải cách DNNN để tạo ra một sự chuyển đổi hiệu quả cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp . Do đó đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra như: sát nhập các doanh nghiệp có vốn nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực tương đối giống nhau, liên doanh liên kết với nước ngoài để tận dụng vốn, cơ cấu lại vốn và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp , nâng cấp trang thiết bị lạc hậu, tiếp cận phương thức quản lý tiên tiến Tuy nhiên những giải pháp trên vẫn chưa tạo được sự chuyển biến về chất, thực tế cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và phương thức quản lý của các doanh nghiệp vẫn còn rất yếu kém, chưa tạo được sự thay đổi mang tính bước ngoặt.
    Xuất phát từ thực trạng trên, đồng thời đứng trên quan điểm xử lý hài hoà lợi ích giữa Nhà nước- Doanh nghiệp- Người lao động, Nhà nước ta đã đề ra giải pháp quan trọng để cải cách DNNN trong Nghị quyết TW2 khoá VII(T12/1991). Theo đó: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp.”
    Có thể nói đây là một chủ trương hết sức đúng đắn, một giải pháp sáng suốt, ưu việt và nhạy bén trong việc cải cách và sắp xếp lại DNNN của Đảng và Nhà nước ta.
    III-CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DNNN TIẾN HÀNH CPH:
    1.Cơ sở pháp lý:
    Dựa trên các nghị quyết TW2 khoá VII(T12/1991), Nghị quyết số 10/NQ-TW(17/03/1995), Nghị quyết đại hội VIII(T7/1996), Quyết định 202/TTg),Quyết định 203/CT, chỉ thị 84/TTg(04/03/1993), Nghị định 28/CP, Nghị định 44/CP, Nghị quyết đại hội IX(T4/2001) và một số văn bản khác có liên quan: Luật doanh nghiệp (1999), Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài nước ta đã tiến hành CPH cho các DNNN để từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt nam.
    2.Đặc điểm của DNNN tiến hành CPH:
    Sau khi đã tiến hành CPH, các DNNN sẽ chuyển thành các công ty cổ phần(CTCP), các doanh nghiệp này sẽ không tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp mà chuyển sang công ty cổ phần. Do đó, sau khi đã chuyển đổi hình thức hoạt động thì tất yếu địa vị pháp lý của doanh nghiệp hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật về công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các hoạt động của công ty cổ phần như : quyền và nghĩa vụ, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý, quy chế pháp lý về lao động, tiền lương, giải thể, phá sản
    Đồng thời Nhà nước tiến hành bán cổ phần cho các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội, công dân Việt nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt nam. Đối với tổ chức, các nhân nước ngoài: chỉ được mua tối đa không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp CPH. Đặc biệt, Nhà nước ưu tiên khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp CPH tham gia mua cổ phiếu với giá ưu đãi giảm 30% so với các đối tượng khác. Ngoài ra, những người lao động nghèo còn được trả chậm tiền mua cổ phiếu ưu đãi trong 10 năm không tính lãi.
    3.Đối tượng doanh nghiệp CPH:
    Theo Nghị quyết hội nghị TW3 khoá IX(T8/2001): “Đối tượng CPH là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả kinh doanh. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển DNNN và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển DNNN hiện có thành công ty cổ phần”.
    Danh mục phân loại DNNN do Thủ tướng chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
    4.Đối tượng và điều kiện mua cổ phần:
    Theo nghị định của chính phủ số 64/2002/NĐ-CP(19/06/2002) về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần quy định rõ đối tượng và điều kiện mua cổ phần như sau:
    4.1. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân nước ngoài, kể cả người Việt nam định cư ở nước ngoài,và người nước ngoài định cư ở Việt nam.
    4.2. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phiếu ở các DNNN CPH phải
    mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt nam và tuân thủ pháp luật Việt nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phiếu, nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổ phiếu đều phải thông qua tài khoản này.
    5.Các hình thức CPH:
    Theo điều 3 trong Nghị định chính phủ 64/2002/NĐCP(19/06/2002) quy định việc CPH DNNN bao gồm những hình thức sau:
    5.1. Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp , phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
    5.2. Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp .
    5.3. Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp .
     
Đang tải...