Chuyên Đề Tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục

    Câu 1: Tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục.

    1. Từ lịch sử phát triển của xã hội loài người ta thấy, trình độ sản xuất, tính chất quan hệ sản xuất, chế độ chính trị, cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng, nên khoa học, văn hoá của mỗi nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định đã quy định tính chất, nhiệm vụ, nội dung của nền giáo dục ở nước đó. Khi những quá trình sản xuất hội nói trên có những biến đổi, bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sức sản xuất - xã hội và tính chất của quan hệ sản xuất xã hội, kéo theo những biến đổi về chính trị, xã hội, về cấu trúc xã hôu, về hệ tư tưởng của xã hội thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội đó cũng phải biến đổi theo.
    2. Lịch sử phát triển giáo dục học và nhà trường trên thế giới và ngay cả ở nước ta cũng đã khẳng định, tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục, như là một tính quy luật quan trọng trong sự phát triển giáo dục. Tính quy luật này được thể hiện ở hình thức về sự phù hợp tất yếu của giáo dục với trình độ phát triển sản xuất xã hội và tính chất của quan hệ sản xuất xã hội. Do đó, giáo dục bao giờ cũng biến đổi không ngừng và vừa mang tính lịch sử cụ thể và mang tính giai cấp rõ rệt.
    3. Do giáo dục chịu sự ảnh hưởng của các quá trình xã hội như các quá trình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội nên ở mỗi nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định từ tính chất của quan hệ sản xuất, chế độ chính trị, cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng, nền văn hoá, khoa học kỹ thuật đã quy định tính chất, nội dung của nền giáo dục tkrong giai đoạn đó. Việc sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của một nước khác trong việc xây dựng nền giáo dục của nước mình là một việc làm phản khao học. Việc giữa nguyên mô hình giáo dục đã được hình thành ở những giai đoạn lịch sử trước đây, khi mà những điều kiện xã hội của giai đoạn lịch sử mới đã thay đổi cũng là một việc làm không đúng quy luật. Những cải tiến, thay đổi, điều chỉnh cải cách giáo dục qua từng thời kỳ phát triển xã hội là một tất yếu khách quan. Những biến đổi đó nếu được chuẩn bị chu đáo, theo dự báo chính xác sẽ làm cho giáo dục giữ được tính ổn định cần thiết đồng thời tạo cho giáo dục có chất lượng và có hiệu quả cao.
    4. Ở xã hội có giai cấp, giáo dục có tính giai cấp. Tính giai cấp của giáo dục cũng là một tính có qui luật quan trọng trong việc xây dựng và phát triển giáo dục trong xã hội có giai cấp. Tính quy luật này đã qui định bản chất của giáo dục là một phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là công cụ của chuyên chính giai cấp, và hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một vũ đài đấu tranh giai cấp.
    Nền giáo dục và nhà trường xã hội chủ nghĩa cũng mang tính chất giai cấp: tính chất giai cấp công nhân. Mục đích của giai cấp công nhân là xoá bỏ mọi giai cấp, xoá bỏ hình thức áp bức bóc lột, giải phóng lao động , giải phóng con người, nên nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính dân chủ, và tính nhân đạo sâu sắc, hướng vào việc phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của mọi thành viên trong xã hội.
    5. Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người Việt Nam trong những năm sắp tới.
    Trên cơ sở những thành tựu kinh tế - xã hội thu được tỏng những năm vừa qua đã dự báo rằng trong thời gian tới tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt được kết quả lớn. Tổng sản phẩm trong nước sẽ tăng lên khoảng từa 2 - 2,5 lần sau một thập kỷ. Như vậy TSPTN bình quân đầu người sẽ tăng khoảng 8% hàng năm. Đó là một tốc độ lớn. Tất nhiên GDP chỉ là một độ đo về sự phát triển kinh tế-xã hội, nhưng đó là một độ đo quan trọng phản ánh khả năng sản xuất vật chất của một quốc gia. Nếu không vượt qua được sự thử thách này, đồng thời phải tạo nên những giá trị mới về sự phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững thì nưcớ ta chỉ luôn đứng ở vị trí những nước chậm phát triển và ngày càng tụt hậu về kinh tế. Nhiệm vụ của kinh tế-xã hội đã đòi hỏi, hay nói rõ hơn là đã đặt ra những thách thưc mới về những nhân tố con người.
    Thách thức về con người không chỉ riêng cho nước ta hiện nay, mà đã mang tính chất chung cho toàn thế giới. Phát triển phẩm chất và năng lực con người, tức là phát triển về nhân cách con người, gọi tắt là “phát triển con người” đá trở thành chính sách quan trọng trong đường lối phát triển của nhiều quốc gia. Trong đó giáo dục có vai trò quan trọng nhất. Giáo dục vừa là biểu hiện của trình độ phát triển con người vừa là công cụ cơ bản để nâng cao các mặtkhác về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.
    Những cơ sở trên là khẳng định rằng sự phát triển của kinh tế-xã hội đã đòi hỏi giáo dục phải phát triển mạnh mẽ hơn nhiều, nên Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã xem chiến lược phát triển con người là một vấn đề hết sức quan trọng và việc phát triển giáo dục phải là quốc sách hàng đầu của nhà nước ta trong giai đoạn mới.

    Câu 2: Trong xã hội chủ nghĩa, chức năng xã hội của giáo dục thường được phân thành ba loại: chức năng kinh tế - sản xuất, chức năng chính trị - xã hội, và chức năng tư tưởng - văn hoá.

    1. Chức năng kinh tế - sản xuất.
    Theo C.Mác: “Sức lao động của con người chỉ tồn tại trong nhân cách sống của người đó”. Để cải biến cái bản thế tự nhiên chung của con người sao cho nó có được sự đào tạo và những kỹ sảo về một lĩnh vực lao động nhất định và trở thành sức lao động được phát triển và chuyên môn hoá, thì cần phải có việc huấn luyện hoặc việc giáo dục nhất định. Như vậy giáo dục đã tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi bằng cách phát triển nhữgn năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của con người. Giáo dục đã luôn luôn tạo ra một năng suất lao động ngày cao hơn, thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển.

    2. Chức năng chính trị xã hội.
    Giáo dục tư bản chủ nghĩa đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một cấu trúc xã hội mang tính chát giai cấp và đẳng cấp rất rõ rệt. Những chính sách giáo dục phân biệt, bất bình đẳng đã duy trì vị trí đối kháng giữa các đẳng cấp và giai tầng xã hội. Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội được thuần nhất hơn. Giáo dục bình đẳng, giáo dục cho tất cả mọi người, giáo dục nâng cao trình độ học vấn chung đã làm cho các tầng lớp xã hội được nhích lại gần nhau.
    Nói tóm lại ở bất kỳ một chế độ chính trị xã hội nào, nhờ giáo dục có tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người, mà giáo dục đã tác động đến cấu trúc xã hội - Đó chính là chức năng chính trị - xã hội của giáo dục.

    3. Chức năng tư tưởng - văn hoá.
    Về chức năng tư tưởng - văn hoá của giáo dục là ở chỗ giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến cho toàn xã hội, xây dựng một trình độ văn hoá cho toàn xã hội. Giáo dục đã làm cuất hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Các nhà tư tưởng lớn, văn hoá lớn của mỗi dân tộc đều dược đào tạo và bồi dưỡng qua giáo dục.
    Như vậy, giáo dục đã thực hiện những chức năng như là công cụ hay phương tiện tài sản xuất sức lao động xã hội, cải biến cấu trúc xã hội, xây dựng nêng văn hoá, và hệ tư tưởng cho xã hội. Thực hiện các chức năng như là công cụ hay phương tiện sản xuất sức lao động xã hội,cải biến cấu trúc xã hội,xây dựng hệ tư tưởng ,xây dựng nền văn hoá, hệ tư tưởng cho xã hội.thực hiện các chức năng đó giáo dục đã đáp ứng những đòi hỏi về sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, về lực lượng sản xuất, về quan hệ xã hội, về ý thức xã hội.

    Câu 6: Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về vấn đề giáo dục
    1. Chủ nghĩa Mác sinh ra là một chuyển biến mới trong lĩnh vực tri thức của nhân loại, đồng thời nó cũng góp phần xây dựng lý luận giáo dục trên một cơ sở mới, một cơ sở khoa học, cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Như vậy lý luận giáo dục Macxít là một bộ phận khăng khít của chủ nghĩa xã hội khoa học. Cho nên việc xây dựng một xã hội mới, giáo dục có một vị trí hết sức lớn lao, song những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học không quan niệm giáo dục như quan niệm của các nhà duy vật Pháp ở thế kỷ 18, cũng như các nhà xã hội không tưởng. C.Mác và Anghen thừa nhận tác dụng quyết định của điều kiện xã hội trong việc hình thành con người, nhưng con người lại là một lực lượng tích cực, là kẻ tự giác sáng tạo ra lịch sử. C.Mac và Anghen nói rõ hơn là, chỉ có tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng để thay đổi chế độ cũ thì mới có thể thay đổi được những quan điểm cũ, lỗi thời. Chỉ có dùng biện pháp cách mạng mới có thể thay đổi hoàn toàn ý thức của con người và bồi dưỡng được những phẩm chất cao quý. Tất nhiên, trong điều kiện xã hội mới, nền giáo dục được thực hiện phải có tác dụng chủ đạo đối với việc xây dựng và bồi dưỡng những con người cao quí xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó là luận điểm chung của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục
    2. Về tính giai cấp của giáo dục
    Trước C.Mác và Ph.ăngghen tất cả các nhà giáo dục đều cho rằng giáo dục là đứng ngoài điều kiện lịch sử cụ thể. Nên vấn đề xuất ra lý tưởng giáo dục là đời đời bất biến. C.Mác và Ph.ăngghen lần đầutiên tỏng lịch sử đã chỉ ra tính chất giai cấp và tính chất lịch sử của giáo dục. Trong bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” hai vị đã dạy rằng, giáo dục là do quan hệ sản xuất xã hội quyết định. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục là tuỳ theo từng thời đại, từng giai cấp mà biến đổi. Từ đó mà ngày nay người ta mới giai cấp được tất cả những vấn đề giáo dục và những mâu thuẫn trong giáo dục tư sản mới được xem xét một cách thực sự khoa học.
    3. Về nội dung giáo dục
    C.Mác và Ph.Ănghen xác định giáo dục xã hội xã hội chủ nghĩa là việc phát triển con người toàn diện nên nội dung giáo dục phải bao gồm các mặt sau đây: trí, đức, thể, mỹ, và giáo dục công nghiệp.
    Trong nhiều tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Anghen đã đề ra cả một lý luận khoa học về giáo dục như việc xác định khả năng cải tạo hoàn cảnh và tự cải tạo chính bản thân mình của con người. C.Mác và Ph.Anghen còn nhấn mạnh tính chất giai cấp, tính chất lịch sử của giáo dục đồng thời dựa trên những chủ nghĩa duy vật mà đề ra nhiệm vụ của giáo dục trong xã hội xã hội chủ nghĩa là phát triển con người một cách toàn diện. Song tuy nhiên, C.Mac và Ph.Anghen lại sống trong xã hội mà giai cấp vô sản chưa nắm được chính quyền nên mới chỉ xây dựng được những cơ sở chung của một nền giáo dục toàn diện, chứ chưa có điêu kiện để tổ chức lãnh đạo một nền giáo dục toàn diện như người đã hằng mong muốn.
    Câu9; Mục đích giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    Hồ Chí Minh rất quan tâm về giáo dục song trước hết người xác định mục đích giáo dục.
    - Tại buổi nói chuyện với thầy giáo và học sinh trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương ngày 18 tháng 12 năm 1954 người dạy: “Mục đích giáo dục nô lệ của thực dân phong kiến là đào tạo ra những tri thức nô lệ để hầu hạ chúng Bây giờ học là để: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức. Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là làm tròn nghĩ vụ người chủ nhà nước”.
    Trong thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc tháng 3 năm 1955 người chỉ rõ: “trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thày giáo là chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành những người công dân tốt, người cán bộ tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt của nước nhà”.
    Thực hiện ýtưởng của người Đại hội lần thứ 3 (1960), lần thứ 4 (1976) và lần thứ 5(1982) Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đào tạo những con người mới Việt Nam - những con người lao động phát triển toàn diện. Những đặc trưng cơ bản của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lao động, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần quốc tế vô sản. Đồng chí Lê Duẩn bí thư thứ nhất Ban chấp hành T.W Đảng lao động Việt Nam đã nói rõ hơn về mục đích của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: “Đào tạo những con người có đạo đức xã hội chủ nghĩa, những con người theo thế giới quan chủ nghĩa Mác-Lênin và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, những con người có phẩm chất cách mạng cao đẹp, có năng lực lao động giỏi, có trình độ khoa học cao học, có một đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú và lành mạnh, kế tục và phát huy những truyền thống quí báu của dân tộc, đồng thời xoá bỏ những mặt tiêu cực do nền sản xuất nhỏ mà chế độ thực dân phong kiến để lại” (Lê Duẩn - Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ cách mạng tháng Mười - Báo nhân dân ngày 1/11/1967).
     
Đang tải...