Tài liệu Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người từ phương diện giáo dục

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quan niệm về quyền con người từ phương diện giáo dục
    Từ phương diện giáo dục, có thể quan niệm quyền con người là đối tượng tác động của chính sách nhà nước về giáo dục (chính sách giáo dục quyền con người), đối tượng điều chỉnh của pháp luật về giáo dục (pháp luật về giáo dục quyền con người) và là quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực giáo dục (quyền của con người được hưởng nền giáo dục tiến bộ), là nội dung quan trọng của công tác giáo dục của xã hội đối với con người (công tác giáo dục quyền con người của xã hội).
    1.1. Quyền con người - đối tượng tác
    động của chính sách nhà nước về giáo dục
    Khi quyền con người trở thành đối tượng tác động của chính sách nhà nước về giáo dục thì từ góc độ hệ thống, trong hệ thống các chính sách giáo dục của nhà nước xuất hiện bộ phận mới (hay chính sách mới hoặc phân hệ chính sách mới) - bộ phận (chính sách, phân hệ chính sách) giáo dục quyền con người.
    Chính sách (hay phân hệ chính sách)
    giáo dục quyền con người của nhà nước là





    người, trong đó chứa đựng những chủ trương lớn, mang tính tổng thể, khái quát về mục tiêu, tính chất, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp giáo dục quyền con người nhằm hình thành ở mỗi cá nhân những tri thức và phẩm chất nhất định, trên cơ sở đó cá nhân mới có đủ khả năng và điều kiện thực hiện quyền con người của mình một cách đúng đắn. Chính sách giáo dục quyền con người của nhà nước được thể chế hoá thành pháp luật về giáo dục quyền con người, có giá trị bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng tất cả các biện pháp, trong đó có biện pháp cưỡng chế.
    Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách giáo dục quyền con người là nghĩa vụ của mỗi nhà nước trong thời đại ngày nay nhằm tạo cơ sở, nền tảng để xây dựng và hoàn thiện pháp luật giáo dục quyền con người.
    1.2. Quyền con người - đối tượng điều chỉnh của pháp luật về giáo dục
    Như trên đã nói, chính sách giáo dục quyền con người phải được thể chế hoá
    thành pháp luật về giáo dục quyền con người

    toàn bộ các quan điểm, thái độ của nhà

    nước đối với việc giáo dục quyền con

    * Giảng viên chính Khoa hành chính-nhà nước
    Trường Đại học Luật Hà Nội

    để cho xã hội phải thực hiện thì chính sách giáo dục quyền con người của nhà nước mới được hiện thực hoá, vật chất hoá. Khi quyền con người là đối tượng tác động của chính sách giáo dục của nhà nước thì nó cũng trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật về giáo dục. Như vậy, từ góc độ hệ thống, trong hệ thống pháp luật về giáo dục cũng xuất hiện bộ phận pháp luật mới (hay hệ thống pháp luật nhỏ mới hoặc phân hệ pháp luật mới) - bộ phận pháp luật (hệ thống pháp luật nhỏ hay phân hệ pháp luật) về giáo dục quyền con người.
    Pháp luật về giáo dục quyền con người là toàn bộ các quy phạm pháp luật về giáo dục quyền con người, do nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận), thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
    Trên cơ sở chính sách giáo dục quyền con người, các nhà nước đều có nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục quyền con người.
    1.3. Quyền con người - quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực giáo dục (quyền của con người được hưởng nền giáo dục tiến bộ) Quyền của con người được hưởng nền
    giáo dục tiến bộ là khả năng của con người được đòi hỏi, được yêu cầu nhà nước và xã hội đáp ứng các nhu cầu chính đáng của mình về học tập, nâng cao trình độ hiểu biết mang tính tích cực về tự nhiên, xã hội và về chính con người; được tự mình thực hiện những hành vi hợp pháp, chính đáng nhằm thoả mãn các nhu cầu hợp pháp, chính đáng

    của mình về tri thức văn hoá tiến bộ và những hiểu biết, khám phá khác.
    Mỗi nhà nước trong thời đại ngày nay không những có nghĩa vụ ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền của con người được hưởng nền giáo dục tiến bộ mà còn thường xuyên mở rộng nội dung và hoàn thiện những bảo đảm pháp lí cho việc thực hiện quyền này phù hợp với sự phát triển và thay đổi của xã hội và của thời đại.
    1.4. Quyền con người - nội dung quan trọng trong công tác giáo dục của xã hội đối với con người (công tác giáo dục quyền con người của xã hội)
    Trong xu thế xã hội hoá giáo dục thì giáo dục quyền con người đã và đang trở thành bộ phận, nội dung quan trọng của công tác giáo dục của xã hội. Công tác giáo dục của xã hội là toàn bộ những hoạt động có mục tiêu, định hướng, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp nhất định, do các tổ chức xã hội và mọi cá nhân tiến hành đối với con người nhằm cung cấp cho con người những tri thức cần thiết và phẩm chất cần có để họ có suy nghĩ đúng và thực hiện hành vi đúng phù hợp với ý chí và lợi ích chung của xã hội. Với ý nghĩa như vậy, giáo dục quyền con người từ phía xã hội là hoạt động của xã hội nhằm cung cấp cho con người những tri thức cần thiết về quyền con người, hình thành ở con người những phẩm chất cần có để thực hiện quyền con người một cách đúng đắn, phù hợp với ý chí và lợi ích chung của xã hội.

    Các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng trong mỗi quốc gia đương đại có nghĩa vụ thường xuyên đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục quyền con người, nhằm hình thành và bồi dưỡng kiến thức chung về quyền con người trong xã hội, trên cơ sở đó định hướng hành vi đúng đắn của con người trong xã hội.
    2. Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người từ phương diện giáo dục
    2.1. Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người
    Quyền con người - giá trị xã hội được thừa nhận chung trên toàn thế giới tự bản thân nó đã có tính phổ biến và tính đặc thù.
    Tính phổ biến của quyền con người đã được tuyên bố từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 và đặc biệt được tiếp tục khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948: Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền (Điều 1); Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, giống nòi hay các tình trạng khác (Điều 2).(1)
    Như vậy, theo tinh thần của lời văn trong
    các bản tuyên ngôn thì tính phổ biến của

    quyền con người được hiểu là bất cứ ai dù người đó ở đâu, thuộc về dân tộc nào, chủng tộc nào, nam hay nữ, tình trạng tài sản ra sao, có chính kiến gì đều có các quyền con người vốn có của mình, không ai có thể tước đoạt được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...