Tài liệu Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền




    Tính pháp quyền của hệ thống pháp luật có ý nghĩa rất quan trong đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các nhà khoa học Xô viết trước đây và các nhà khoa học ở Liên bang Nga hiện nay cũng quan tâm nghiên cứu tính pháp quyền của các đạo luật trong nhà nước pháp quyền. Trong tiếng Nga, khi nghiên cứu khái niệm “Pravovoe gosudarstvo”, người ta thường nói về khái niệm “Pravovoi zakon”. Chúng ta quan niệm “Pravovoe gosudarstvo” là nhà nước pháp quyền (chính xác hơn phải là nhà nước pháp luật). Nếu hiểu là nhà nước pháp luật trong tiếng Việt thì cần nói tới khái niệm “đạo luật pháp luật”. Tuy nhiên, cách dùng thuật ngữ như vậy có gì không ổn. Chúng tôi tạm gọi là “luật pháp quyền” hay “đạo luật pháp quyền” và cũng có thể đưa ra khái niệm tính pháp quyền của hệ thống pháp luật.


    1. Đạo luật pháp quyền, luật pháp quyền, tính pháp quyền của hệ thống


    pháp luật




    Đạo luật pháp quyền là văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước không chỉ được thông qua và bảo đảm bởi Nhà nước hay các định chế xã hội mà còn phải phù hợp (về nội dung, hình thức, thủ tục) với các nguyên tắc của ý thức pháp luật xã hội, phù hợp với các quy phạm của hiến pháp và do vậy, có hiệu lực đầy đủ
    trong phạm vi hệ thống pháp luật. Đối với xã hội hiện đại, khái niệm và quan điểm về đạo luật pháp quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản của tính hợp hiến, tính pháp quyền của các văn bản, hành vi của các thiết chế chính trị - nhà nước và điều chỉnh pháp luật các nhu cầu đa dạng của xã hội, của công dân. Nói cách khác, đạo luật pháp quyền là đạo luật được ban hành và thực hiện theo luật pháp quyền.


    Ngay từ xa xưa, người ta đã nói về khả năng tồn tại các đạo luật thực định khác nhau theo các tiêu chí khác nhau để xác định tính đúng đắn hay không đúng đắn, tức là tính pháp quyền hay không pháp quyền của đạo luật nào đó. Tiêu chí đúng

    đắn được người xưa dùng là “phúc lợi chung”, “lợi ích chung”, “hợp đạo lý tự nhiên”, “hiệu quả thực tế”, “phù hợp với ý Trời” Thậm chí, người ta bàn đến xung đột giữa luật và ý Trời và cho rằng, con người sẽ không bị coi là tội lỗi nếu như không tuân thủ luật được ban hành trái với ý Trời. Và cũng có quan niệm về việc vi phạm luật Trời đã được thể hiện trong luật tự nhiên chỉ có thể thực hiện bởi người cầm quyền, người ban hành luật. Các nhà hiền triết cổ đại đã nói về nguyên tắc cai trị và chấp pháp mặc nhiên mang tính huyền bí của Chúa Trời. Tư tưởng thời trung cổ đưa ra nguyên tắc đại diện đẳng cấp như bước bổ sung, bước trung gian thể hiện ý niệm tuyệt đối của nhà cầm quyền và các văn bản pháp luật của
    nhà cầm quyền. Thuyết pháp quyền tự nhiên của Hê-ghen cũng đã đề cập đến


    luật pháp quyền khi nói về nhà nước pháp quyền (NNPQ).




    Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quan niệm về “luật pháp quyền” cũng có sự thay đổi. Vai trò to lớn trong việc hợp pháp hóa, luật lệ hóa các văn bản pháp luật là quan niệm về các quyền tự nhiên của cá nhân mà chỉ con người mới có từ khi sinh ra và để con người có quyền bình đẳng. Hiệu lực của các đạo luật gắn với lợi ích chung, lợi ích của đa số công dân trong nhà nước. Ưu thế nổi trội của nhà nước về mặt luật pháp là dựa vào ý chí của nhân dân (thuyết khế ước xã hội) và trở thành pháp quyền, bắt buộc, khi luật phù hợp với ý chí của nhân dân. Để làm được điều đó cần coi trọng các cơ quan đại diện - các cơ quan lập pháp đang kiểm tra hoạt động của chính phủ (nhà vua).


    Về nội dung của luật pháp quyền: cần thấy rằng văn bản pháp luật chỉ được coi là có hiệu lực lâu dài, cần thiết và hợp lý nếu những quy định trong đó trùng hợp với những đòi hỏi của ý niệm tuyệt đối - chủ thể của pháp luật tự nhiên. Từ thế kỷ XVII-XVIII, nhờ quan niệm này mà trong triết học pháp quyền đã thiết lập nguyên tắc bình đẳng về hình thức pháp luật của tất cả mọi người tham gia hệ thống các quan hệ pháp luật bằng sự thống nhất về bản chất của lợi ích và nhu cầu. Trong quan niệm cổ điển của thuyết pháp quyền tự nhiên của J.J. Rút-xô, cơ chế kiểm tra

    của bộ máy chính trị - nhà nước được dùng để cân bằng lợi ích của toàn dân, của các nhóm, các giai tầng và các lợi ích cá nhân. Và sự cân bằng đó chỉ có thể đạt được, vẫn theo tư tưởng của J.J. Rút-xô, khi có sự phân quyền và tôn trọng tính tối cao của luật và không chỉ là trật tự pháp luật tối ưu mà còn là tổ chức chính trị lý tưởng nói chung.


    Dần dần, người ta thấy tính tích cực của dân chúng tăng cao trong quan hệ với


    hệ thống pháp luật của nhà nước, xuất hiện học thuyết “chủ quyền nhân dân” của


    J.J. Rút-xô không những trong lĩnh vực lập pháp cụ thể mà cả trong lĩnh vực lập pháp có tính nguyên tắc. Trong triết học cổ điển Đức, I. Kant và Hê-ghen đã có tư tưởng cơ bản về luật pháp quyền, bao hàm những thành tựu cơ bản của thời bấy giờ. Trước hết cần nhấn mạnh sự khác biệt nội tại giữa luật pháp quyền và luật đạo đức: triết học của Kant khẳng định nguyên tắc tính độc lập về đạo đức của cá nhân trong mối tương quan với nghĩa vụ pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, tính độc
    lập tuyệt đối của đạo đức phải đồng hành cùng pháp luật và phục tùng pháp luật do nhà nước ban hành bởi lẽ, luật của nhà nước (thậm chí trong trường hợp không
    phải là sự lựa chọn tối ưu) vẫn là nền tảng của trật tự pháp luật bền vững và là tiền đề tạo ra cộng đồng hoàn thiện về đạo đức. Triết học pháp quyền của Hê-ghen về cơ bản dựa vào nguyên tắc lô gic hai chiều: chia pháp luật và luật như “ý niệm” và “sự tồn tại”, một mặt, nó là sự đồng nhất biện chứng giữa pháp luật và luật; mặt khác, sự luận giải của Hê-ghen “pháp luật là cái gì đó thiêng liêng vì lẽ nó là cái tồn tại của ý niệm tuyệt đối, của sự tự do nhận thức”. Điều đó cho phép Hê-ghen đưa ra sự khẳng định rằng, trên thực tế trong các hệ thống luật lệ hiện hành không phải bất cứ đạo luật nào hay văn bản pháp luật nào cũng là luật pháp quyền. Mặt khác, vì nhà nước được xem là “ý chí thông thái của nó và cho nó” đã bảo đảm việc thực hiện của bất kỳ văn bản nào do nó ban hành vì trong văn bản đó có hạt nhân hợp lý. Và suy cho cùng, mọi nguyên tắc và tư tưởng pháp luật đều có tính hiện thực thông qua hoạt động lập pháp của nhà nước. Trong trường hợp này, theo Hê-ghen, dấu hiệu cơ bản của Luật pháp quyền là khả năng của đạo luật “gắn kết

    tốt giữa cái cá nhân và cái xã hội” tức là khả năng thúc đẩy lợi ích chung của nhà nước đồng thời bảo đảm quyền, tự do và lợi ích chính đáng của từng người dân. Nhiều nhà khoa học cuối thế kỷ XVIII cho rằng, tính pháp quyền (luật pháp
    quyền) nghiêng về phía tạo dựng các thiết chế và thủ tục cho phép bảo đảm và bảo vệ quyền của cá nhân, thậm chí, điều đó trái với ý chí và hành động của nhà cầm quyền - nhà nước. Và cũng từ đó xuất hiện tư tưởng về tính độc lập của tòa án, của chính quyền địa phương và việc nâng cao vai trò của hoạt động lập pháp. Quan niệm về pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và trấn áp các giai cấp bị trị. Các quan niệm bảo thủ của chế độ chính trị hiện vẫn có nguyên giá trị, vẫn là quan niệm đúng về mối quan hệ các lợi ích xã hội - giai cấp và tính tích cực pháp lý của các chủ thể, nhưng về mặt nào đó có thể sẽ làm giảm ý nghĩa của tính pháp quyền của hệ thống pháp luật, làm giảm giá trị của luật pháp quyền.


    Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã hình thành khái niệm luật pháp quyền toàn diện và mềm dẻo tạo thành cơ sở cho quan niệm hiện đại về NNPQ và xã hội pháp quyền hiện đại. Những đặc trưng của quan niệm này là:


    - Luật pháp quyền dựa trên cơ sở các nguyên tắc hiến pháp và không thể trái với hiến pháp cả về nội dung lẫn hình thức;


    - Trình tự xây dựng và thông qua luật pháp quyền luôn luôn diễn ra theo nhiều cấp và đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các nhánh quyền lực được quy định trong hiến pháp;


    - Luật pháp quyền có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, đối với mọi tầng


    lớp dân cư, không có ngoại lệ;




    - Hiệu lực của luật pháp quyền tác động tới mọi cấp, mọi thiết chế quyền lực chính trị và bất kỳ hành vi của bất kỳ cơ quan nhà nước nào đều phải phù hợp với pháp luật quốc gia;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...