Báo Cáo Tính minh bạch trong chương trình 135

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Tính minh bạch trong chương trình 135

    Mở đầu


    Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 31 tháng 7 năm 1998. Nhằm phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).



    2.Đối tương và phạm vi áp dụng của chương trình 135:

    - Các xã đặc biệt khó khăn

    - Các xã biên giới, an toàn khu

    - Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn ở các khu vực.

    Giai đoạn I (1997-2006)

    Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ, phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội.

    Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:

    ã Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;

    ã Phát triển cơ sở hạ tầng;

    ã Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch

    ã Nâng cao đời sống văn hóa.

    Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v .

    Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được.

    Giai đoạn II (2006-2010)

    Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc 46 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135.



    Mục tiêu tổng quát

    ã Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất

    ã Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường.

    ã Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

    ã Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước.

    ã Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.

    Nội dung chính chương trình

    ã Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.

    ã Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.

    ã Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.

    ã Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.

    Sơ lược kết quả đạt được đến năm 2009

    Nhìn vào nửa chặng đường mà CT 135 giai đoạn II đã đi qua, có thể thấy, đây là một CT dành cho đồng bào dân tộc và miền núi có phạm vi, đối tượng thụ hưởng và nguồn ngân sách đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Qua 3 năm thực hiện, CT đã được triển khai trên địa bàn 1.779 xã, 3.149 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 47 tỉnh với tổng số vốn trên 7 nghìn tỷ đồng. Với 4 hợp phần chính: Xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo và nâng cao năng lực và hỗ trợ nâng cao đời sống người dân, CT 135 đã xây dựng 11.765 công trình, dự án; mở hàng nghìn lớp đào tạo, tập huấn thu hút hàng vạn hộ dân tham gia; hỗ trợ 550 tấn giống cây, 20.000 con giống gia súc, 12.500 máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất; tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 73.000 lượt người; hỗ trợ xây dựng trên 100 mô hình điểm xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ kinh phí cho trên 810.000 học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông là con hộ nghèo đang theo học bán trú. Nhờ sự quan tâm đầu tư đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc, miền núi đã có sự đổi thay rõ rệt. Tỷ lệ thôn, bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hoá, công trình thuỷ lợi được nâng lên; tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá; đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực quản lý, điều hành CT trên địa bàn; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 3 – 4%, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

    Người dân tham gia vào chương trình 135, chỉ tham gia xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, nói là dân làm nhưng chỉ là làm thuê, nhà thầu bảo gì thì làm đó, bảo xây như thế nào thì xây như thế. Dù biết dùng sai vật liệu, xây không hợp lí cũng không thể ‎ í kiến. nếu ‎í kiến sẽ không được thuê nữa.

    Người dân càng không được tham gia vào quá trình khảo sát thiết kế chương trình, thậm chí cán bộ xã nhiều lúc còn không đủ trình độ thì nói gì tới người dân, nhiều khi chủ tịch xã còn không biết thì nói gì tới dân biết.

    Người dân càng không được tham gia vào quá trình kiểm tra, nên quá trình tu di bảo dưỡng sử dụng công trình về lâu dài nếu không được lãnh đạo đưa í kiến thì cũng không được ‎í kiến.

    Vậy người dân nhận được gì? Dân biết gì? Làm gì? Và kiểm tra ở đâu khi mà dân không có quyền, không có tiếng nói. Đành ngậm ngùi nhận được bao nhiêu thì nhận chứ đâu có thể làm gì.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...