Tính khoa học của quản lý

Thảo luận trong 'Quản Trị Mạng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tính khoa học của quản lý

    Trong thế giới ngày nay chắc không ai phủ nhận vai trò quan trọng và to lớn của quản lý nhằm bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của đời sống kinh tế xã hội nói chung và với các doanh nghiệp nói riêng.Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng đồng và cao hơn nữa của cả một quốc gia,thì quản lý càng có vai trò quan trọng.Sự nhận thức của tuyệt đại đa số trong dân cư về vai trò của quản lý cho tới nay hầu hết đều thông qua cảm nhận về thực tế.Muốn nâng cao nhận thức về vai trò cua quản lý, một mặt cần nâng cao nhận thức thực tế,mặt khác cần nâng cao nhận thức lí luận.Có như vậy ta mới có thể nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vai trò của quản lý,làm cơ sở để hiểu biết về quản lý,thực hành quản lý và nâng cao trình độ quản lý.
    Qua phân tích về những nguyên nhân thất bại trong hoạt động kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp,cũng như thất bại trong hoạt động của các tổ chức Kinh tế - Chính trị - Xã hội nhiều năm,chúng ta thấy được nguyên nhân cơ bản vẫn là do quản lý kém hoặc là thiếu kinh nghiệm trong quản lý.Một tờ tạp chí nổi tiếng , qua nghiên cứu các công ty kinh doanh của Mỹ trong nhiều năm đã phát hiện ra rằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng được quản lý tốt.Ngân hàng châu Mỹ đã phát biểu , trong bản công bố “Báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng:Theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm trong quản lý”.
    Về tầm quan trọng của quản lý,không đâu có thể thể hiện rõ hơn so với trường hợp của các nước đang phát triển.Qua báo cáo tổng quát về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế,có thể thấy cung cấp tiền bạc hoặc kĩ thuật công nghệ không đem lại sự phát triển.Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản lý.
    Trong khi nền văn minh của chúng ta được đặc trưng bởi những cải tiến có tính chất cách mạng trong khoa học vật lý,sinh học,điện tử,viễn thông,tin học,tự động hoá .thì các ngành khoa học xã hội bị tụt hậu rất xa.Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách khai thác các nguồn nhân lực và phối hợp sự hoạt động của con người,thì sự phi hiệu quả và lãng phí trong khi áp dụng những phát minh kĩ thuật vẫn sẽ tiếp tục.Chúng ta chỉ cần nhìn vào sự lãng phí không thể tưởng tượng được về các nguồn nhân lực và vật lực,chúng ta sẽ thấy rằng các ngành khoa học xã hội còn cách quá xa với việc thực hiện chức năng hướng dẫn chính sách và hoạt động xã hội của bản thân chúng.
    Ngày nay,các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ,xuất hiện những đạo luật mới,những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm.
    Hoạt động sản xuất kinh doanh trong những điều kiện bất định như vậy đòi hỏi những người quản lý ở các doanh nghiệp phải hiểu biết về các vấn đề kinh tế và quản lý doanh nghiệp.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...