Tài liệu Tính khách quan của vai trò chính phủ trong quy trình lập pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính khách quan của vai trò chính phủ
    trong quy trình lập pháp








    Tóm tắt. Trong lịch sử các học thuyết về nhà nước và pháp quyền cho đến thời kỳ đầu phong trào chủ nghĩa lập hiến, vai trò của cơ quan hành pháp trong hoạt động lập pháp chưa từng được đề cập đến. Tuy nhiên, hành pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động lập pháp và vai trò này đã được khẳng định từ trong hoạt động thực tiễn của chính cơ quan này. Đó là, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên cần có luật để thực hiện chức năng quản lý và nếu thiếu sự cho phép đó thì cơ quan hành pháp chẳng thể làm gì được cả bởi vì trong nhà nước pháp quyền, cơ quan công quyền chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu cần sửa đổi, bổ sung, ban hành luật mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp. Bên cạnh đó, soạn thảo văn bản dự luật là một công đoạn hết sức quan trọng trong quy trình lập pháp đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia về chính sách và chuyên gia soạn thảo luật. Các chuyên gia này chủ yếu đều xuất phát và công tác trong các cơ quan hành pháp mà khó có thể tìm thấy ở một cơ quan nào khác. Đây cũng là một đặc trưng quan trọng, thể hiện vai trò khách quan của cơ quan hành pháp trong quy trình lập pháp. Sau cùng, một thực tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, hơn 90% các dự án luật có nguồn gốc hoặc xuất phát từ cơ quan hành pháp trong khi đó ở Việt Nam thì tỷ lệ này là hơn 95%. Con số này một lần nữa khẳng định nhu cầu và vai trò khách quan của Chính phủ trong hoạt động lập pháp.







    Mọi lý thuyết về lập pháp đều chỉ ra rằng, pháp luật thực định do con người làm ra đều phải phù hợp với pháp luật của tự nhiên, phù hợp với các quy luật của đời sống xã hội, phù hợp với thực tiễn, đặc biệt không được trái với pháp luật của tự nhiên vì nếu không tuân thủ pháp luật của tự nhiên, thì trong cuộc xung đột đó, pháp luật của tự nhiên bao giờ cũng sẽ chiến thắng [1]. Nói cách khác, pháp luật hoàn toàn không phụ thuộc vào mong muốn và ý chí chủ quan của các nhà làm luật vì nó chính là hơi thở của cuộc sống mà các nhà lập pháp cần phản ánh kịp thời. Ngay cả khi đã phản ánh đúng














































    nhưng không kịp thời thì pháp luật đó cũng không chắc đã còn phù hợp với điều kiện của thực tiễn.
    Dưới giác độ chính trị, hoạt động lập pháp hay quy trình lập pháp đều thể hiện rõ nét sự tương quan giữa các giai tầng trong xã hội, đặc biệt giữa các cành quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng đậm nét và chủ yếu nhất là giữa lập pháp - cơ quan đại diện cho lợi ích của nhân dân và hành pháp - cơ quan thực thi pháp luật và thực hiện quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự tương tác này thể hiện tính động năng của quy trình lập pháp và nếu thiếu điều này, quy trình lập pháp sẽ trở thành một quy trình nhân tạo mà sản phẩm tất yếu của nó là một quy trình “chết”.






    Trong lịch sử các học thuyết về nhà nước và pháp quyền giai đoạn phục hưng và thời kỳ đầu phong trào chủ nghĩa lập hiến, vai trò của chính phủ hay cơ quan hành pháp trong hoạt động lập pháp chưa từng được đề cập đến. Ngay cả các nhà tư tưởng người Pháp Montesquieu (1689- 1755) - người được coi là cha đẻ của học thuyết phân chia quyền lực với tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” và Jean Jacques Roussaeau (1712-1778) với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, đều cổ súy cho phong trào chủ nghĩa lập hiến và đề cao vai trò của nghị viện và sức ảnh hưởng vượt thời gian của các tác phẩm này đã cổ vũ to lớn cho giai cấp tư sản Pháp tiên phong trong phong trào cách mạng tư sản thế giới mà điển hình là Công xã Paris - sự kiện sau này được V.I. Lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” cho rằng “Công xã không phải là một cơ quan đại nghị mà là một cơ quan hành động vừa lập pháp, vừa hành pháp” [2].
    Khi chế độ nghị viện đã thực sự lớn mạnh những năm đầu thế kỷ XIX, đặc biệt Anh quốc
    - nơi được coi là quê hương của nghị viện, vai trò của cơ quan hành pháp trong hoạt động lập pháp dần mạnh lên, thậm chí lấn át nghị viện. Từ “nghị gật” đã xuất hiện để ám chỉ vai trò mờ nhạt của Nghị viện trong hoạt động lập pháp.
    Nhà tư tưởng John Stuar Mill (1806-1873), một triết gia người Anh được Richard Reeves cho rằng ảnh hưởng của ông đến hệ tư tưởng thế kỷ XXI thậm chí sẽ còn nhiều hơn trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX(1), là một trong những bậc thầy vĩ đại được Thủ tướng Anh Gordon Brown tôn vinh trong diễn văn của ông về sự tự do ở Anh quốc năm 2008, trong tác phẩm “Chính thể đại diện” đã chỉ rõ những hạn chế của nghị viện và vai trò của cơ quan hành pháp trong hoạt động lập pháp: “Thật đúng không kém là một quốc hội đông người không mấy thích hợp cho công việc trực tiếp của cả lập pháp lẫn chính quyền, mặc dù điều này mới chỉ được thừa nhận khá muộn màng và chậm chạp. Công việc làm




    (1) Xem John Stuar Mill: http://vi.wikipedia.org/wiki/John_Stuart_Mill.

    luật cần thiết phải được thực hiện bởi các trí tuệ, không những phải được rèn luyện và kinh qua thử thách mà còn phải được huấn luyện làm nhiệm vụ nghiên cứu lâu dài và cần cù; khó mà tìm thấy loại công việc vận dụng trí óc nào khác có sự đòi hỏi nhiều đến như vậy đối với những người thực hiện Trong lập pháp cũng như trong cai trị, nhiệm vụ duy nhất mà quốc hội đại diện có thể có thẩm quyền, đó không phải là làm cái công việc ấy, mà là khiến cho công việc ấy được làm; đó là xác định xem công việc ấy phó thác cho ai hay cho loại người nào thực hiện, rồi ban cho hay khước từ sự phê chuẩn quốc gia đối với công việc ấy khi nó hoàn tất” [3].
    Trong tác phẩm của mình John Stuar Mill đã phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng hành pháp với tư cách là cơ quan chuyên môn ổn định, luôn có một vai trò không thể thay thế trên các phương diện hoạt động bởi đó là “nhóm người đông đảo và quan trọng bao hàm sức mạnh thường trực của dịch vụ công, tức những người không thay đổi theo sự đổi thay của chính trị mà ở lại trợ giúp cho mọi bộ trưởng bằng kinh nghiệm và truyền thống của mình, cung cấp cho bộ trưởng những tri thức nghề nghiệp, điều khiển các chi tiết về quản lý dưới sự giám sát chung của ông ta; tóm lại, đó là những người tạo thành tầng lớp công chức
    chuyên nghiệp”(2).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...