Tài liệu Tính kế thừa của phủ định biện chứng & vận dụng xem xét công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính kế thừa của phủ định biện chứng & vận dụng xem xét công cuộc đổi mới ở VN
    TIỂU LUẬN TRIẾT.
    Lời mở đầu.
    Đổi mới là quá trình sáng tạo không ngừng, cách mạng là sáng tạo. Công cuộc đổi mới ngày càng đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần sáng tạo không ngừng của chủ thể. Trước hết là của đội tiên phong cách mạng.
    Đại hội VI của Đảng( 1986) quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đây là sự lựa chọn hợp quy luật, tạo bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

    Sau 18 năm vừa tìm tòi vừa phải tự vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đổi mới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đến nay bằng những thành tựu của mình đủ để chúng ta khẳng định tính đúng đắn của những đường lối, chiến lược của Đảng và nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Ngay từ đầu, Đảng ta xác định đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Coi đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng ta chuyển cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắn với thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Mấu chốt của sự đổi mới này là thiết lập cơ chế mới, thừa nhận trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế ấy phát triển vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chính nhờ đường lối đó mà chỉ 18 năm đổi mới đã đem lại cho đất nước ta bộ mặt mới với sự rạng rỡ, phồn vinh làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế- xã hội, nhất là ổn định tình hình chính trị, kinh tế văn hoá phát triển quốc phòng vững chắc, mở rộng đối ngoại, vị thế đất nước ta không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

    Điểm nhấn mạnh là công cuộc đổi mới của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp. Đảng ta chủ trương phải nhình thẳng vào sự thật, thấy rõ thực chất của những sai lầm chủ quan duy ý chí, không tôn trọng thực tế khách quan, không hành động theo quy luật của sự phát triển. Đảng ta yêu cầu phải khắc phục lối tư duy cũ, đổi mới tư duy, tìm kiếm những nhận thức và hành động mới cho chiến lược phát triển đất nước đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

    Sự đổi mới tư duy đã định hướng đúng cho sự phát triển về chiều sâu của suốt quá trình đổi mới về sau. Thực tiễn đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội vưà là kết quả của đổi mới tư duy lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy ở giai đoạn tiếp cao hơn. Song đây là quá trình không đơn giản, nó diễn ra cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái mới và cái cũ, cái đúng và cái sai, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu để đi đến sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng toàn dân. Hơn lúc nào hết thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải đứng trên tinh thần phủ định biện chứng để nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề để từ đó đưa ra những đường lối, sách lược, chiến lược mang tính đúng đắn quyết định cả vận mệnh nền kinh tế, quyết định vận mệnh cả chế độ xã hội, cả đan tộc Việt Nam.

    Mặt khác nước ta sau khi dành chính quyền và bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa thực chất vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu chủ yếu là nền sản xuất nhỏ tự cấp tự túc. Nhưng khi khôi phục nền kinh tế lại không cho phép chúng ta gạt bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất cũ, như vậy là trái ngược với quy luật của sự phát triển. Mà đòi hỏi thiết yếu là phải sáng suốt để kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố tích cực, tiến bộ của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ, những yếu tố tiến bộ không thể phủ nhận của nền kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản và đặc biệt phải phát huy, bảo tồn và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc để góp phần xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lí của nhà nước. Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài:

    “Tính kế thừa của phủ định biện chứng và vận dung, xem xét công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam”
     
Đang tải...