Tiểu Luận Tình huống về Bảo hiểm tiền gửi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình huống về Bảo hiểm tiền gửi

    1. Công ty hợp danh Hùng Tiến (HT) kinh doanh, tư vấn về thiết bị sử dụng y tế do Hùng làm Giám đốc và đồng thời cùng với Tiến là hai thành viên hợp danh. Trong quá trình hoạt động, công ty có quan hệ với rất nhiều NHTM thông qua việc mở tài khoản, nhận và chuyển tiền cho các đối tác. Số dư trên tài khoản của CT HT tại NHTM A (nơi công ty có TK giao dịch chính) luôn ở mức lớn (trên 1 tỷ VNĐ). Ngoài ra, Hùng là giám đốc công ty cũng mở TK cá nhân tại NHTM A và bản thân Hùng có 5 sổ tiết kiệm tại NH này với tổng giá trị là 5 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó, do quen biết với ngân hàng A nên Hùng còn mua được kỳ phiếu với lãi suất cao của NHTM A trong đợt phát hành đầu năm 2010 và dùng kỳ phiếu này để bảo đảm cho khoản vay của công ty HT tại NHTM B với số tiền là 500 triệu VNĐ. Hỏi:
    - Số dư tiền của Công ty HT trên TK tại NHTM A có được bảo hiểm không?
    - Số tiền gửi của Hùng tại NHTM A và tiền Hùng đã bỏ ra để mua kỳ phiếu có được BH Ko?
    - Giả sử, NHTM A có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán do người gửi tiền đến rút tiền đồng loạt thì NHTM A có những quyền và nghĩa vụ gì? Cơ quan BHTG Việt Nam có trách nhiệm gì đối với NHTM A nếu NHTM A thực hiện đầy đủ các qui định PL về BHTG? NHNN có quyền can thiệp gì vào hoạt động của NHTM A không?
    - Giả sử khoản nợ tại NHTM B đến hạn nhưng công ty HT không trả được, NHTM B muốn thu hồi nợ từ kỳ phiếu nhưng NHTM A lâm vào tình trạng phá sản thì cách giải quyết tình huống này như thế nào? Thành viên hợp danh của công ty Hùng Tiến có phải chịu TN gì không?

    2. Cơ quan BHTGVN (DIV) được thành lập vào năm 2000. Trong quá trình hoạt động, quĩ BHTG của DIV được nâng lên từ 1000 tỷ VNĐ (năm 2000) lên 5000 tỷ VNĐ (năm 2010). Ngoài nguồn vốn từ NSNN cấp, DIV còn thực hiện thu phí BHTG từ các tổ chức nhận tiền gửi của công chúng. Các nguồn vốn này DIV sử dụng vào các mục đích khác nhau. Hỏi:
    - Nếu DIV sử dụng nguồn vốn trên để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, trái phiếu của NHTM NN thì có hợp pháp không?
    - DIV muốn nhận một khoản lợi nhuận từ các nguồn vốn trên bằng cách gửi tiền tại Kho Bạc Nhà nước và tại NHNN VN, tại NHTM thì có được phép không?
    - Giả sử trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, học tập kinh nghiệm nước ngoài, DIV tăng mức chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền thì nguồn vốn để chi trả các khoản tăng thêm này sẽ được lấy từ đâu?
    - Giả sử NHTM A đóng phí BHTG đầy đủ nhưng chưa được DIV cấp giấy chứng nhận BHTG trước khi huy động vốn dưới hình thức này và trên thực tế NH A vẫn nhận tiền gửi thì có ảnh hưởng gì tới quyền lợi của người gửi tiền không? Hành vi không cấp giấy CN BHTG đúng hạn có được coi là hành vi vi phạm pháp luật không? Chứng nhận BHTG có đồng nghĩa với “hợp đồng bảo hiểm TG” được ký kết giữa DIV với TC TG BHTG k0? Việc niêm yết công khai Chứng nhận BHTG được tiến hành ở đâu? Có ý nghĩa gì?
    - Hoạt động giám sát, kiểm tra của DIV đối với TC TG BHTG có phải là hoạt động của cơ quan công quyền không? Giả sử trong quá trình kiểm tra, giám sát DIV phát hiện NHTM B lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì có được DIV hỗ trợ tài chính không? Nếu DIV muốn mua các khoản nợ của khách hàng tại TC TG BHTG thì có được không? Khoản hỗ trợ tài chính được thanh toán cho DIV như thế nào?





    3. Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) là tổ chức tài chính Nhà nước, cấp Giấy CN BHTG và có quyền thu phí BHTG từ các tổ chức có nhận tiền gửi của công chúng. Từ khi thành lập vào năm 2000 đến năm 2009 công ty cho thuê tài chính A có nhận tiền gửi của công chúng nhưng đến đầu tháng 1 năm 2010 công ty đã tạm ngừng, không thực hiện hoạt động này do công ty không thể cạnh tranh được với NHTM về lãi suất huy động và lãnh đạo của công ty quyết định đầu tư vốn chủ yếu vào hoạt động cho thuê tài chính. Thêm vào đó, công ty này cũng không đồng ý với mức phí mà BHTG đã thu (0,15% /năm trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được BH) bởi lẽ công ty cho rằng mặt bằng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty thấp hơn nhiều so với các TCTD khác. Ngoài ra, công ty đã bị DIV phạt cảnh cáo và phạt 50 triệu VNĐ vì không cung cấp các tài liệu cho DIV trong quá trình DIV kiểm tra hoạt động nhận tiền gửi của công ty vào năm 2009. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 năm 2010 công ty A mới bị thu hồi Giấy CNBHTG. Hỏi:
    1. Mức phí áp dụng đối với công ty A trong trường hợp trên có hợp pháp không?Chế độ tính phí trên mức độ rủi ro có thể được áp dụng theo PL hiện hành ở VN ko?
    2. Việc áp dụng các chế tài đối với công ty A có trái luật ko?
    3. Việc thu hồi Giấy CN BHTG trong tình huống trên có hợp pháp không? Giả sử năm 2011 công ty A muốn kinh doanh tiền gửi thì có phải xin cấp lại giấy CNBHTG k0?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...