Tiểu Luận Tình huống quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính: Hành vi vi phạm chế độ kế toán dẫn đến k

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
    HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH

    TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ

    Hành vi vi phạm chế độ kế toán dẫn đến khai gian trốn thuế

    LỜI MỞ ĐẦU

    Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm đáp ứng các nhu cầu chi cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, trả lương cho cán bộ công chức .trong bộ máy nhà nước. Ngoài việc đảm bảo chi tiêu thường xuyên, nhà nước có điều kiện chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, chi cho các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Bên cạnh đó, thuế cũng là công cụ kiểm tra, kiểm soát sắc bén của Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ và phân phối thu nhập quốc dân.
    Trong kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã thông qua hai luật thuế mới là: Luật thuế giá trị giá tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các luật thuế này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 với mục tiêu phát huy tác dụng trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế. Cùng với vấn đề quản lý tổ chức thu thuế một cách hiệu quả thì vấn đề đặt ra là các tổ chức và cá nhân kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh về chế độ kế toán thống kế được công bố theo lệnh số 06 - LCT/HĐNN ngày 20/5/1998 của Hội đồng Nhà nước (nay được thực hiện theo Luật kế toán mới ban hành) và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
    Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước, để tiến hành quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối với các tổ chức, xí nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp. Trong quá trình thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, các đơn vị sản xuất kinh doanh có quyền tự chủ về lĩnh vực kinh tế tài chính, có tư cách pháp nhân trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, đồng thời thực hiện tự trang trải các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn thu nhập của đơn vị và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất và khuyến khích vật chất, thực hiện kiểm tra tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Điều này đặt ra cho các đơn vị và Nhà nước phải củng cố tăng cường hạch toán kế toán trong các đơn vị hạch toán đầy đủ, thực hiện chế độ kế toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp, chế độ ghi chép của các hộ kinh doanh.
    Thực tế trong thời gian qua cho thấy công tác quản lý thuế của Nhà nước thông qua việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền giám sát các đối tượng nộp thuế thực hiện chế độ mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh cập nhật hàng ngày và sử dụng hoá đơn chứng từ theo chế độ quy định bước đầu đã thu được một số kết quả xong vẫn bộc lộ những mặt còn hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán đặt ra. Đó là tình trạng vi phạm chế độ kế toán ở hộ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng đáng báo động và có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng tinh vi trên tất cả các ngành nghề kinh doanh. Vì thế các nhà quản lý và thực thi pháp luật (cụ thể là những cán bộ công chức trong ngành thuế) phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn những tình trạng trên, góp phần lập lại những kỷ cương phép nước công bằng và bình đẳng cho sản xuất kinh doanh, đưa nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, qua đó thúc đẩy nền sản xuất phát triển ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, sau thời gian được học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi nhận thấy tình trạng trên đã và đang xảy ra khá nhiều trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là vấn đề rất khó khăn cho việc thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh, vì vậy tôi chọn đề tài viết về tình huống quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng là: "Hành vi vi phạm chế độ kế toán dẫn đến khai gian trốn thuế"
    Với trình độ và khả năng lập luận có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, tôi thành thật rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo để bài viết của tôi đực đầy đủ, súc tích và hoàn thiện hơn.
    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
    Ông Trần Thành Vinh ở phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội là chủ hộ kinh doanh vật liệu xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 77/2001 ngày 15/9/2001 và thực hiện nộp thuế khoán (ấn định) hàng tháng là 700.000 đồng.
    Ông Trần Thành Vinh đã chấp hành tốt luật thuế của Nhà nước. Tháng 3 năm 2002, Chi cục thuế quận Thanh Xuân thông báo mời một số hộ kinh doanh trong đó có cửa hàng của ông Vinh lên tập huấn hướng dẫn nội dung: Thực hiện chế độ kế toán trong kinh doanh đối với những hộ có đủ điều kiện sau khi đã khảo sát, kiểm kê và xem xét đánh giá phân loại hộ kinh doanh thì các hộ này thực hiện chuyển từ phương pháp nộp thuế khoán sang phương pháp nộp thuế theo kê khai, thực hiện chế độ kế toán trong kinh doanh theo Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
    Sau buổi tập huấn trên, ông Vinh nhận được một quyết định kế toán hộ kinh doanh ghi rõ thời gian mở sổ sách kế toán và sử dụng hoá đơn chứng từ kể từ ngày 1/4/2002, đồng thời có kèm theo bản thông báo về ưu đãi thuế trong 3 tháng, thời gian ông Vinh thực hiện chế độ kế toán trong kinh doanh (với điều kiện chủ hộ phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán quy định).
    Qua 3 tháng thực hiện theo chế độ ghi sổ kế toán kết quả ghi sổ kế toán cửa hàng ông Vinh được cụ thể chi tiết như sau:

    MỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]LỜI MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I
    [/TD]
    [TD]NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II
    [/TD]
    [TD]PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết câu chuyện tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Phân tích, xử lý tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1
    [/TD]
    [TD]Nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát thuế
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Thiệt hại về kinh tế xã hội
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.
    [/TD]
    [TD]Biện pháp giải quyết tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1
    [/TD]
    [TD]Phương án thứ nhất
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Phương án thứ hai
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.
    [/TD]
    [TD]Phương án thứ ba
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Tổ chức thực hiện Phương án thứ ba
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III
    [/TD]
    [TD]KIẾN NGHỊ
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IV
    [/TD]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...