Báo Cáo Tình huống pháp luật và phương pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy luật học

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách tương
    đối toàn diện trong đào tạo đại học. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải
    cách là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy[1] hiện đại và phù
    hợp để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học. Đào tạo luật học cũng không nằm
    ngoài quá trình này. Một trong những hướng đi mà các cơ sởđào tạo luật ở Việt
    Nam đang lựa chọn là tiến hành áp dụng phương pháp “tình huống” và sử dụng
    tình huống trong chương trình giảng dạy của mình. Đây được xem là phương pháp
    ưu việt và được áp dụng từ khá lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới; song đó
    cũng là phương pháp khá mới đối với Việt Nam. Mặc dù vậy phương pháp này
    đang được kỳ vọng sẽđem đến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy – học giữa
    giảng viên và sinh viên trong đào tạo luật học, qua đó làm cho sinh viên luật của
    Việt Nam hăng say, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học luật cũng nhưđược
    bồi dưỡng những kỹ năng phù hợp để có thể làm việc hiểu quả ngay sau khi ra
    trường.
    Cũng cần thấy rằng mằc dù tính ưu việt và tiên tiến của phương pháp “tình huống”
    đã được công nhận rộng rãi trên thế giới, phương pháp này luôn có những đặc thù
    khác nhau khi được áp dụng ở những nước có hệ thống pháp luật khác nhau. Hơn
    nữa phương pháp này có nguồn gốc từ Mỹ và các nước thuộc Hệ thống thông luật
    (common law). Những nước đó cũng là nơi phương pháp “tình huống” được coi là
    có đặc trưng rõ nét nhất và thể hiện hiệu quả cao nhất. Trong khi đó Việt Nam lại
    là một nước có truyền thống pháp luật thành văn với nhiều nét tương phản với hệ
    thống thông luật về nền tảng văn hóa pháp lý và hệ thống đào tạo luật học. Chính
    vì vậy, để phương pháp tình huống phát huy hiệu quả khi áp dụng vào Việt Nam,
    cần có sự nghiên cứu toàn diện về đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và cách thức áp
    dụng phương pháp này trong các môi trường đào tạo luật học khác nhau. Các đặc
    thù của đào tạo luật học ở Việt Nam cũng cần được nghiên cứu để trên cơ sởđó
    xác định được cách thức áp dụng phương pháp “tình huống” thích hợp nhất. Đặc
    biệt, điều quan trọng là không nên nghiên cứu về phương pháp “tình huống” một
    cách tách biệt mà nên đặt nó trong tổng thể mối quan hệ với các phương pháp đào
    tạo khác đang được sử dụng trong đào tạo luật học trên thế giới và ở Việt Nam.
    Với quan điểm như vậy, bài viết này nghiên cứu về phương pháp tình huống cũng
    như các phương pháp giảng dạy khác trong đào tạo luật học hiện đại nhằm đề xuất
    một phương pháp “tình huống” phù hợp, trong bối cảnh đó chia sẻ những kinh
    nghiệm áp dụng có hiệu quả cách sử dụng tình huống và phương pháp tình huống
    trong điều kiện của Việt Nam. Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy luật học
    sẽđược kết hợp phân tích trong bối cảnh các phương pháp tương ứng.
    Trên cơ sởđó, bài nghiên cứu được chia làm bốn phần lớn.
    Phần một đề cập tới mục tiêu của công tác đào tạo luật học nói chung trên thế giới.
    Phương pháp tình huống hay bất cứ phương pháp dạy học nào khác khi được đưa
    vào sử dụng trong đào tạo luật học đều phải nhằm tới việc góp phần đạt được các
    mục tiêu đặt ra đối với hoạt động đào tạo này. Chính vì vậy, làm rõ được nội dung
    của mục tiêu đào tạo sẽđóng vai trò kim chỉ nam định hướng cho việc lựa chọn
    những phương pháp đào tạo phù hợp.
    Phần hai tập trung phân tích các phương pháp đào tạo luật học đang được áp dụng
    phổ biến trên thế giới, bao gồm phương pháp “thuyết giảng”, phương pháp “tình
    huống” và phương pháp “vấn đề”. Do bối cảnh của bài nghiên cứu xuất phát từ
    phương pháp tình huống nên phương pháp này sẽđược phân tích trước để làm cơ
    sở so sánh với các phương pháp giảng dạy khác trong đào tạo luật học. Phần hai
    cũng sẽ phân tích khái niệm, đặc điểm và đặc biệt là làm rõ ưu điểm, nhược điểm
    của các phương pháp giảng dạy luật học khi áp dụng trong các mô hình đào tạo
    khác nhau.
    Phần ba có mục tiêu chính là đề xuất các nội dung của một phương pháp tình
    huống phù hợp với điều kiện Việt Nam trong mối liên hệ với các phương pháp
    giảng dạy luật học khác. Để làm điều đó, phần này sẽ bắt đầu bằng một số phân
    tích về những đặc thù của công tác đào tạo luật của Việt Nam để trên cơ sởđó kết
    hợp với những phân tích của phần hai và phần một đưa ra những đề xuất phù hợp.
    Phần bốn sẽ có định hướng thực tiễn với mục tiêu tập trung vào khía cạnh áp dụng
    trong điều kiện của Việt Nam.
    Cần lưu ý rằng, trong bài này phương pháp tình huống trước tiên sẽđược phân tích
    như một hiện tượng phổ biến có nguồn gốc từ hệ thống thông luật và sau đó là đề
    xuất áp dụng phương pháp này phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trong điều
    kiện của Việt Nam phương pháp này sẽ không hoàn toàn giống như phương pháp
    tình huống như nó vẫn được hiểu theo nghĩa nguyên thủy
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...