Tài liệu Tình huống Công pháp Ngày 26/4/1960, hai quốc gia A và B đã ký kết điều ước quốc tế.....

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: tình huống số 10
    Ngày 26/4/1960, hai quốc gia A và B đã ký kết điều ước quốc tế nhằm phân định biên giới trên biển giữa vùng lãnh thổ X (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của A) và vùng lãnh thổ Y (lúc đó là lãnh thổ thuộc địa của B). Sau khi X và Y giành được độc lập, tranh chấp đã nảy sinh xung quanh việc phân định biên giới trên biển giữa 2 quốc gia. Trong quá trình tranh chấp, X lập luận rằng: Đường biên giới được xác định theo điều ước kí ngày 26/4/1960 vẫn có hiệu lực. Y lại cho rằng: Bằng việc không còn là các lãnh thổ thuộc địa của A và B, nên điều ước kí năm 1960 giữa A và B cũng sẽ chấm dứt hiệu lực đối với hai quốc gia X và Y. Hãy cho biết:


    Theo luật quốc tế, sự ra đời của quốc gia mới hình thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có tác động như thế nào đến hiệu lực của tất cả các điều ước quốc tế do quốc gia trước đó ký kết?
    Trong vụ tranh chấp nêu trên, điều ước quốc tế về biên giới trên biển kí ngày 26/4/1960 giữa A và B có còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với X và Y sau khi hai quốc gia này giành độc lập hay không? Tại sao?

    1. Quốc gia được kế thừa từ thành công của phong trào giải phóng dân tộc có những đặc điểm sau:
    Một là, Quốc gia mới thành lập trước đây là một thuộc địa hoặc lãnh thổ phụ thuộc vào một nước khác.
    Hai là, Quốc gia để lại thừa kế trước đây đã bóc lột và đàn áp công dân ở quốc gia mới được thành lập trong một giai đoạn lịch sử nhất định nhưng qua cuộc đấu tranh giành độc lập đã giải phóng quốc gia này từ quốc gia để lại thừa kế. Cho nên quốc gia mới thành lập có độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; địa vị quốc gia mới hoàn toàn bình đẳng với quốc gia để lại thừa kế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...