Tiểu Luận Tình huống chuyển giao công nghệ qua DA ĐT trực tiếp nước ngoài của Intel.

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tình huống chuyển giao công nghệ qua DA ĐT trực tiếp nước ngoài của Intel.
    LỜI NÓI ĐẦU


    Thực tế dự án được đề cập từ năm 2001, nhưng rõ ràng nhất là từ thời điểm cuối 2003. Intel đã gửi phái đoàn khảo sát tìm hiểu về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi đầu tư, hậu cần, phương tiện chuyên chở hàng hóa, chu kỳ các chuyến bay, an ninh . Những cuộc đàm phán, thỏa thuận sơ khởi được tiến hành vào giữa tháng 8/2005. Giai đoạn kiểm tra, thương lượng, đồng ý đầu tư và xin giấy phép kéo dài từ tháng 10/2005 đến đầu năm 2006. Nguyên tắc của Intel là sẽ giữ kín thông tin đến phút cuối cùng nếu không có sự công bố của Bộ Kế hoạch đầu tư.


    Theo hồ sơ đầu tư, Intel sẽ xây dựng nhà máy sản xuất chip, các linh kiện máy tính tại Khu CNC TPHCM trên diện tích 46,7ha, sử dụng khoảng 2.000 lao động với tổng số vốn đầu tư là 605 triệu USD. Nhiệm vụ của nhà máy này sẽ là đóng gói và kiểm tra các con chip do các nhà máy chế tạo chất bán dẫn sản xuất ra ( các nhà máy này gọi là Fabs). Người ta gọi quy trình này là quy trình Assembly/Test (A/T) bao gồm 3 giai đoạn: đóng gói, kiểm tra và giao hàng. Các sản phẩm được đóng gói sau đó sẽ phải trải qua giai đoạn kiểm tra ứng suất (stress testing) và kiểm tra mức độ dò tĩnh điện (electrostatics dicharge levels). Sau khi kiểm tra xong, các sản phẩm này được phân loại vào thùng, sau đó được kiểm tra lần cuối trước khi đóng hộp và giao hàng.Quy trình này được đánh giá là mang tính sống còn đối với sự thành công của Intel vì là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng của sản phẩm.


    Hiện tại, các nhà máy Assembly & Test (ATM) của Intel đã được xậy dựng tại Penang và Kulim, Malaysia; Cavite, Philippines; Thành đô và Thượng Hải, Trung Quốc; tại San Jose, Costa Rica. Và đến năm 2006, Intel đã xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.


     Một số sự kiện đáng chú ý :
    ã Ngày 28-2/2006, tại TP Hồ Chí Minh, Intel - tập đoàn sản xuất chíp máy tính số một thế giới - đã chính thức làm lễ đón nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và hoàn thiện chip bán dẫn (ATM) tại khu công nghệ cao (KCNC) TP Hồ Chí Minh.
    ã 28-3/2007. Intel khởi công nhà máy sản xuất chip lớn nhất tại Việt Nam.
    Lễ khởi công nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Tp.HCM, ngày 28/3. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất trong hệ thống các nhà máy lắp ráp và kiểm định chip trên toàn cầu của Intel. Theo đánh giá, nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ là kiểu mẫu cho các hệ thống các cơ sở lắp ráp và kiểm định của Intel trên toàn thế giới. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, mỗi năm nhà máy sẽ đạt mức doanh thu sản xuất khoảng 5 tỷ USD
    ã Tháng 7.2010. Sản phẩm đầu tiên của Intel ra lò tại VN :
    Đại diện của Intel cho hay, cho tới thời điểm này, nhiều công đoạn để đưa nhà máy sản xuất chip với số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Intel tại Việt Nam đã được hoàn thành đúng tiến độ.
    Sẽ chính thức đi vào sản xuất vào tháng 7/2010, sản phẩm đầu tiên mà Intel cho “ra lò” ở nhà máy Việt Nam là con chip. Tuy nhiên, nếu như ban đầu, nhà máy Intel ở Việt Nam được dự kiến chỉ sản xuất con chip thì nay đã có sự thay đổi. Tương lai, nhà máy này sẽ sản xuất cả bộ vi xử lý dành cho các thiết bị di động.


     Nhận xét:
    Đây là một dự án đầu tư lớn và mang tính bước ngoặt đối với Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của dự án không chỉ do số vốn đầu tư lớn mà vấn đề đáng lưu ý là: Intel – một trong những công ty hàng đầu thế giới trong một ngành công nghệ then chốt- lại đặt nền móng sản xuất công nghệ cao tại một nước mà tại thời điểm đó hầu như còn chưa có thành tích gì trong lĩnh vực này.


    Trên thực tế, theo xu hướng chung hiện nay, Intel nên chọn đầu tư tại các nước có trình độ phát triển và công nghệ cao tương xứng với lĩnh vực sản xuất. Trong khi đó, Việt Nam chỉ là một nước đang phát triển với nhân lực và cơ sở hạ tầng yếu kém; thị trường nội địa chưa phát triển.


    Với việc, Intel đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và thử nghiện chip tại Việt Nam, nước ta đã có tên trên bản đồ công nghệ thế giới. Nó đánh dấu sự tiến bộ trong cải thiện môi trường đầu tư cũng như hạ tầng công nghệ, tăng trưởng kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta. Sau Intel, nhiều nhà đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn là các nhà cung ứng toàn cầu của Intel ; cũng như các công ty Công nghệ cao khác có thể sẽ đầu tư vào Việt Nam.


    Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp thu được các công nghệ cao, cả về điện tử, viễn thông, tin học, sinh học, cơ khí chính xác cho đến công nghệ nano ; tiếp nhận được quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến và đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Tiếp thu những bài học về chuyển giao công nghệ trong thời gian qua, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp hơn nữa để phát huy nội lực và xây dựng một nền sản xuất công nghệ cao cho mình; từ đó phát triển kinh tế một cách bền vững.
    Vậy tình huống này có gì đặc biệt? Đây có phải là một sự đầu tư ngược dòng, không đúng đắn và thiếu hiệu quả của Intel?
    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu, phân tích và lý giải vấn đề.

    Phần I
    : Tình huống chuyển giao công nghệ qua DA ĐT trực tiếp nước ngoài của Intel. 1
    Phần II : Một số câu hỏi đặt ra và trả lời : 4
    Câu 1 : Tại sao Intel lựa chọn Việt Nam để đầu tư và
    chuyển giao công nghệ? 4
    Câu 2: Trong quá trình triển khai vấn đề nào là khó khăn nhất đối với Intel trong việc chuyển giao công nghệ cao vào Việt Nam? 5
    Câu 3: Những giải pháp của Intel để khắc phục những hạn chế trên ? 7
    Phần III: Kết luận : 10
     
Đang tải...