Tiểu Luận Tính hợp hiến và hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập học kì Xây dựng văn bản pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể quản lý thống nhất nhà nước và xã hội ngày càng trở nên cấp thiết. Những năm trở lại đây số lượng các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nói riêng ban hành ngày càng nhiều tuy nhiên trong đó vẫn tồn tại tình trạng văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn Do đó bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL là một trong những nguyên tắc, yêu cầu quan trọng nhất trong quy trình lập pháp.
    1. I. Tính hợp Hiến và tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật
    1. Tính hợp Hiến của văn bản quy phạm pháp luật
    Hợp Hiến là “đúng với quy định của Hiến pháp”. Theo đó, tính hợp Hiến của VBQPPL được hiểu là: mọi VBQPPL do các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp.
    Tại Điều 46 Hiến pháp 1992 có quy định “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản phải phù hợp với Hiến pháp”. Vì là luật cơ bản của nhà nước nên ngôn ngữ của Hiến pháp thường cô đọng, súc tích, mang tính định hướng, Hiến pháp quy định những nguên tắc cơ bản về chính trị, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là những nguyên tắc mang tính nền tảng và dựa vào đó Quốc hội ban hành các VBPL khác nhằm đảm bảo thực thi trong đời sống xã hội. Để đảm bảo nguyên tắc Hiến pháp là luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất thì các VBPL nói chung và VBQPPL nói riêng được tất cả các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, hay nói cách khác là phải đảm bảo tính hợp Hiến.
    Tính hợp Hiến được biểu hiện thông qua hai điểm cơ bản sau đây:
    Thứ nhất, các VBQPPL không được trái với các quy định cụ thể của Hiến pháp: để đảm bảo các VBQPPL không trái với các quy định cụ thể của Hiến pháp thì cơ quan soạn thảo văn bản phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liên quan tới lĩnh vực điều chỉnh của văn bản đang soạn thảo. Cần lưu ý rằng, các quy định của Hiến pháp có thể được chia ra làm hai loại: những quy định có giá trị thi hành trực tiếp và những quy định có giá trị thi hành gián tiếp thông qua các đạo luật cụ thể. Ví dụ, nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 có giá trị thi hành trực tiếp và bất cứ VBPL nào dưới Hiến pháp đều phải đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối xử đối với công dân trước pháp luật, trong khi quy định khác của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của công dân (Điều 57 Hiến pháp 1992) thì được coi là quy định có giá trị thi hành gián tiếp bởi lẽ quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp quy định là “tự do kinh doanh theo pháp luật”. Điều này có nghĩa là Hiến pháp giao cho Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền ban hành khác ban hành các đạo luật và các VBQPPL dưới luật quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân ở mức độ nào, thông qua các hình thức nào và phải tuân thủ các thủ tục nào Trong trường hợp thứ nhất, khi soạn thảo VBQPPL cần phải cân nhắc là những quy định trong dự thảo có hạn chế quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không để trả lời cho câu hỏi là các quy định có hợp Hiến hay không? Còn trường hợp thứ hai thì cơ quan soạn thảo phải dẫn chiếu tới các văn bản pháp luật khác liên quan đến các quy định về kinh doanh, ví dụ: Luật Doanh nghiệp và các Nghị định để xác định tính hợp Hiến của các quy định trong dự thảo VBQPPL.
    Khi kiểm tra tính hợp Hiến của dự thảo VBQPPL, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định, thẩm tra cần lưu ý đến các quyền đặc biệt của công dân mà Hiến pháp đã quy định để đảm bảo rằng các quyền đó không bị hạn chế. Nếu Hiến pháp đã quy định các quyền đó được thực hiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định phải tìm kiếm các các VBQPPL khác, như: Luật, pháp lệnh, nghị định, để đối chiếu dự thảo của mình có phù hợp với các quy định của các VBQPPL đã ban hành về lĩnh vực đó hay không. Ví dụ, khi HĐND, UBND soạn thảo VBQPPL về việc quản lý các cơ quan báo chí của địa phương mình thì cần phải đối chiếu với Luật Báo chí và Nghị định của Chính phủ, quyết dịnh của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương quy định về việc thi hành Luật Báo chí vì Hiến pháp cho phép tự do báo chí nhưng “theo quy định của pháp luật”.
    Thứ hai, VBQPPL phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...