Sách Tinh hoa quản trị của Drucker

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Tinh hoa quản trị của Drucker” (The Esential Drucker) là một tập hợp từ các công trình và bài viết của tôi trong suốt 60 năm trở lại đây. Nó bắt đầu bằng cuốn sách “Tương lai của con người công nghiệp” (The future of industrial man) (1942) và kết thúc – tính cho đến nay – với cuốn sách ra đời năm 1999 “Thách thức quản trị cho thế kỷ XXI” (Management challenges for the 21st century).
    Cuốn sách này có hai mục đích. Một là, tôi hy vọng, nó sẽ cung cấp cho độc giả một giới thiệu rõ ràng và tương đối đầy đủ về quản trị học. Hai là, cuốn sách trình bày tổng quan các công trình của tôi về quản trị, theo đó nó giúp trả lời một câu hỏi mà tôi và các nhà biên tập thường xuyên nhận được từ độc giả: Tôi có thể bắt đầu đọc Drucker từ đâu? Tác phẩm nào của ông ta là quan trọng?
    Người bạn Nhật Bản thâm niên của tôi, Atsuo Ueda, là người đề ra ý tưởng làm cuốn sách này. Vốn dĩ chính ông cũng đã có một sự nghiệp xuất sắc về quản trị tại Nhật. Khi đến tuổi sáu mươi, ông chuyển sang một hướng khác, trở thành nhà sáng lập và giám đốc điều hành của một trường đại học kỹ thuật mới tại Tokyo. Ông Ueda là dịch giả và biên tập viên cho nhiều tác phẩm của tôi trong suốt ba mươi năm. Vì vậy, ông rất quen thuộc các tác phẩm này; trong một chừng mực nào đó, còn hơn chính tác giả nữa. Lẽ tự nhiên là ông được mời tham dự và chủ trì rất nhiều hội thảo, hội nghị về các công trình của tôi tại Nhật. Tại những nơi đó, ông liên tục được hỏi đi hỏi lại – nhất là từ những thanh niên, gồm cả sinh viên và các nhà quản lý mới bắt đầu sự nghiệp – một câu hỏi: Tôi có thể bắt đầu đọc Drucker từ đâu?
    Điều này khiến ông Ueda phải đọc lại toàn bộ tác phẩm của tôi, chọn ra những chương thích hợp nhất, cô đọng và tóm tắt chúng sao cho độc giả có thể đọc chúng như là một văn bản thống nhất, toàn vẹn. Kết quả là một bộ sách ba cuốn ra đời gồm 57 chương: một cuốn về quản trị tổ chức, một cuốn về cá nhân trong xã hội các tổ chức, và một cuốn về xã hội nói chung. Ba tập sách này được xuất bản tại Nhật Bản vào mùa xuân và mùa thu năm 2000, thu được thành công lớn. Sau đó, chúng cũng được xuất bản tại Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc, Argentina, Mexico và Brazil.
    Các tập sách nói trên đã được dùng trong quá trình biên soạn “Những tác phẩm tiêu biểu của Drucker” ở Anh và Mỹ. Tuy nhiên ấn bản này chỉ có dung lượng gần bằng một nửa ấn bản tiếng Nhật của Ueda: 26 chương thay vì 57 chương. Ngoài ra, ấn bản tiếng Anh cũng tập trung vào một khía cạnh khác. Cass Canfield Jr. thuộc nhà xuất bản HarperCollins – người bạn lâu năm, và cũng là người biên tập cho tôi trong suốt ba mươi năm – cách đây vài năm cũng đi tới kết luận rằng cần có một giới thiệu và tổng quan cho sáu mươi năm nghiên cứu về quản trị của tôi. Tuy nhiên, ông ta đã chính xác khi cho rằng độc giả Anh – Mỹ (và nói chung là độc giả phương Tây) của một cuốn sách như trên vừa nhiều hơn, lại vừa ít hơn độc giả Nhật Bản. Sở dĩ nhiều hơn là vì ở phương Tây càng ngày càng có nhiều người quan tâm yêu thích quản trị (dù chưa hẳn đó là nghề của họ); nhiều sinh viên coi hiểu biết về quản trị là một phần trong kiến thức cơ bản (dù chưa hẳn họ đã theo chuyên ngành này); cũng như việc rất nhiều nhà quản lý / nhà chuyên môn đang làm việc đổ xô theo học các chương trình đào tạo quản trị nâng cao cả ở trong các trường đại học và ở tại ngay tổ chức của họ. Tuy nhiên, sự tập trung của độc giả cũng ít hơn, hẹp hơn bởi lẽ những độc giả mới này không muốn hay cần sự giới thiệu và tổng quan về các tác phẩm của Drucker; ngược lại họ chỉ quan tâm đến quản trị học với những nét chính mà thôi. Chính vì những lẽ đó, trong quá trình biên tập từ ấn bản của Ueda, Cass Canfield Jr. (với sự hỗ trợ nhiệt tình của tác giả) đã chọn lọc và biên tập từ ấn bản 3 tập nói trên thành một tập sách giới thiệu về quản trị học đầy đủ, gắn kết, độc lập – cả về quản trị doanh nghiệp lẫn tự quản trị đối với cá nhân, dù là nhà quản lý hay người làm chuyên môn, trong phạm vi một doanh nghiệp hay trong xã hội gồm các tổ chức được quản lý.
    Cả độc giả và tác giả cuốn sách này đều phải cảm ơn rất nhiều đối với Atsuo Ueda và Cass Canfield Jr. Họ đã dành công sức và nhiệt tình to lớn vào cuốn sách. Cuốn sách không chỉ là một sự giới thiệu tốt nhất cho công trình của một tác giả; nó còn là một lời giới thiệu độc lập, gắn kết và độc đáo cho quản trị học cũng như các nguyên tắc cơ bản, các vấn đề, thách thức và cơ hội của quản trị.
    Như đã nói trước, tập sách này cũng là tổng quan về các công trình nghiên cứu quản trị học của tác giả. Độc giả có thể muốn biết và nghiên cứu thêm về các đề tài trong cuốn sách mà họ quan tâm. Sau đây là nguồn gốc ban đầu của từng chương trong cuốn sách này.
    Chương 1 và chương 26: trích từ “Hiện thực mới” (New realities), 1988.
    Chương 2, 3, 5 và 18: trích từ “Quản trị, nhiệm vụ, trách nhiệm, thực hành” (Management, tasks, responsibilities, practices), 1974.
    Chương 4 và chương 19: trích từ “Quản trị cho tương lai” (Managing for the future), 1992. Hai chương này từng được đăng lần đầu trên Harvard Business Review (1989) và Wall Street Journal (1988).
    Chương 6, 15 và 21: trích từ “Thách thức quản trị cho thế kỷ XXI” (Management challenges for the 21st century), 1999.
    Chương 7 và chương 23: trích từ “Quản trị trong thời kỳ có những thay đổi lớn” (Management in a time of great change), 1995. Hai chương này từng được đăng lần đầu trên Harvard Business Review (1994) và Atlantic Monthly (1996).
    Chương 8 trích từ “Thực hành quản trị” (The practice of management), 1954.
    Chương 9 trích từ “Các biên giới của quản trị” (The frontiers of management), 1986. Chương này từng được đăng lần đầu trên Harvard Business Review (1985).
    Chương 10, 11, 12, 20 và 24: trích từ “Đổi mới và kinh doanh” (Innovation and entrepreneurship), 1985.
    Chương 13, 14, 16 và 17: trích từ “Nhà quản trị hiệu quả” (The effective executive), 1966.
    Chương 22 và chương 25: trích từ “Xã hội hậu tư bản” (Post-capitalist society), 1993.
    Tất cả những tác phẩm trên hiện vẫn đang có bán ở Mỹ và nhiếu quốc gia khác.
    Tuy nhiên, tập “Những tác phẩm tiêu biểu của Drucker” này không bao gồm chương nào trích từ năm tác phẩm quan trọng khác về quản trị của tác giả, đó là “Tương lai của con người công nghiệp” (The future of industrial man) (1942), “Khái niệm công ty” (Concept of the corporation) (1946), “Quản trị kết quả” (Managing for results) (1964: là cuốn sách đầu tiên viết về cái ngày nay gọi là “chiến lược” – vốn chưa là một khái niệm kinh doanh 40 năm trước đây), “Quản trị trong thời kỳ hỗn loạn” (Managing in turbulent times) (1980), và “Quản trị các tổ chức phi lợi nhuận” (Managing the non-profit organization) (1990). Đây là các tác phẩm quan trọng và hiện vẫn đang được độc giả đón nhận và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên chủ đề của chúng mang tính chuyên môn và đôi khi mang tính kỹ thuật cao hơn những cuốn sách có các chương được trích ra trong tập sách này, do đó không thích hợp có mặt trong một tuyển tập mang tên “Những tác phẩm tiêu biểu của Drucker”.
    Peter F. Drucker
    Claremont, California
    Mùa xuân 2001
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...