Thạc Sĩ Tỉnh Hoà Bình Trong Công Cuộc Vận Động Cách Mạng Và Khởi Nghĩa Vũ Trang Giành Chính Quyền (1930 – 19

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mở đầu 1
    1 Lý do chọn đề tài . 1
    2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 3
    3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 5
    4 Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 5
    5 Đóng góp của luận văn 6
    6 Cấu trúc luận văn . 6
    Chương 1 Khái quát về tỉnh Hoà Bình trước năm 1930 7
    1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7
    1.1.1 Vị trí địa lý . 7
    1.1.2 Điều kiện tự nhiên . 9
    1.2 Đặc điểm cư dân và văn hoá 13
    1.2.1 Đặc điểm cư dân 13
    1.2.2 Đặc điểm văn hoá, xã hội 23
    1.3 Truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trước năm
    1930 28
    Chương 2 Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính
    quyền (1930 – 3/1945) 33
    2.1 Cơ sở Đảng đầu tiên được thành lập . 33
    2.2 Vượt qua khủng bố, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh cách mạng
    (1931-1939) . 34
    2.3 Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính
    quyền (1939-3/1945) . 38
    2.3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng 38
    2.3.2 Công cuộc chuẩn bị lực lượng . 43
    Chương 3 Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám
    năm 1945 . 69
    3.1 Tình hình sau ngày Nhật đảo chính Pháp 69
    3.2 Xây dựng và đẩy mạnh mọi hoạt động trên chiến khu Quang Trung 76
    3.3 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 89
    Kết luận . 101
    Tài liệu tham khảo . 107
    Phụ lục 113
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ
    nước của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan hai xiềng nô lệ Nhật – Pháp và chế
    độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng
    hoà, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
    Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta thực sự bước vào một
    trang sử mới, từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta
    từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của nước nhà. Cách mạng tháng Tám
    đánh dấu bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, mở ra
    một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
    Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của một nước nhược tiểu tự giải
    phóng mình khỏi ách ngoại bang, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của
    nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng
    Tám là kết quả của sự kết hợp đúng đắn lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin về
    chiến tranh cách mạng với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó
    không những là bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của chúng ta mà còn
    đóng góp vào kho tàng cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
    Hơn 60 nă m đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của
    Cách mạng tháng Tám vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó. Cách mạng
    tháng Tám đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân, khả năng
    cách mạng, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong cả nước.
    Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình có truyền thống yêu nước đấu
    tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ những năm
    đầu khi thực dân Pháp xâm lược tỉnh Hoà Bình, nhân dân Hoà Bình đã đứng
    lên khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược, bảo vệ quê hương để giành lại nền
    độc lập. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền
    thống đánh giặc cứu nước được phát huy cao độ, nhân dân các dân tộc Hoà
    Bình đã tiến hành cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành
    chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945).
    Hoà Bình là mảnh đất có chiều dày lịch sử, ánh sáng cách mạng của
    Đảng đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của
    Đảng, phong trào cách mạng ở Hoà Bình được xây dựng và ngày càng phát
    triển mạnh mẽ, nhanh chóng hoà nhịp với phong trào cách mạng chung trong
    cả nước, với đỉnh cao là thắng lợ i của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 ở Hoà Bình là một bộ
    phận khăng khít không thế tách rời công cuộc vận động Cách mạng tháng
    Tám trong cả nước. Nghiên cứu cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ
    trang giành chính quyền ở Hoà Bình có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn, làm
    phong phú thêm hình thái vận động Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
    Tỉnh Hoà Bình là một trong những tỉnh có vị trí vai trò quan trọng
    trong quá trình chuẩn bị lực lượng góp phần t hắng lợi trong Cách mạng tháng
    Tám năm 1945. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử cuộc vận động
    cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 –
    1945), góp phần làm sáng rõ truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc
    trong tỉnh, về sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng và kết hợp các hình
    thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân.
    Từ những lí do trên tôi quyết định chọn: “Tỉnh Hoà Bình trong công
    cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930
    – 1945)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Tìm hiểu về công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang
    giành chính quyền ở Hoà Bình là một vấn đề khoa học thu hút sự quan tâ m
    của giới nghiên cứu Trung ương cũng như địa phương.
    Trong nhiều thập kỉ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn
    sách, bài viết, hồi kí được công bố về các vấn đề liên quan tới Cách mạng
    tháng Tám ở Hoà Bình.
    Liên quan tới đề tài là các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam bao
    gồm: Văn Kiện Đảng (1930- 1945), các chủ trương, chỉ đạo về cách mạng của
    Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình từ
    1930 – 1945. Đó là những tài liệu có tính định hướng làm cơ sở cho việc
    nghiên cứu đề tài.
    Cuộc vận động của nhân dân tỉnh Hoà Bình được đề cập đến trong các
    sách: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Lịch sử Việt Nam (1930 – 1945), Lịch sử
    quân đội. Và thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, các nhà nghiên cứu khoa
    học lịch sử xã hội nhân văn.
    Ở Trung ương, nă m 1957, Trần Văn Giàu biên soạn cuốn “Từ cách
    mạng tháng Mười đến Cách mạng tháng Tám”; Trần Huy Liệu và Văn Tạo
    biên soạn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám - tập 12”.
    Trong những năm 60, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã công bố nhiều bài
    viết có giá trị bàn về Cách mạng tháng Tám. Viện Sử học biên soạn “Cách
    mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương - quyển I”
    (Nxb Sử học, 1960); Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình biên soạn
    “Lịch sử Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sử học, 1960); Ban nghiên cứu lịch
    sử Đảng Trung ương biên soạn “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách
    mạng tháng Tám” (Nxb Sự Thật, 1963); Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn
    “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” (Nxb Sự Thật, 1985) và nhiều công
    trình nghiên cứu khác có liên quan.
    Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lớn về cuộc
    vận động Cách mạng tháng Tám được công bố, như: “Cách mạng tháng Tám
    một số vấn đề lịch sử” năm 1995, Gs. Văn Tạo chủ biên; năm 1999 Hội thảo
    quốc tế về Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, trong đó có nhiều công trình
    nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám. Nhiều báo cáo khoa học có giá trị được
    tuyển chọn và in thành sách “Việt Nam trong thế kỉ XX”; “Cách mạng tháng
    Tám nhứng sự kiện” của tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng, nă m
    2000; Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám và
    Quốc khánh 2-9 (1945 – 2000)” do tập thể tác giả Trường Đại học Khoa học
    Xã hội và Nhân văn biên soạn Các tác phẩm trên ít nhiều có đề cấp tới cuộc
    vận động Cách mạng tháng Tám ở Hoà Bình. Ngoài ra còn có hàng trăm bài
    báo, tạp chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề mà đề tài quan
    tâm.
    Ở địa phương, có các công trình khoa học: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hoà
    Bình” - tập 1 của Tỉnh Uỷ Hoà Bình, xuất bản năm 1993; “Hoà Bình lịch sử
    kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975)” của Bộ chỉ
    huy quân sự tỉnh Hoà Bình, xuất bản năm 1999; “Lịch sử cuộc kháng chiến
    chống thực dân Pháp (1945- 1954)”, tập 2 của Viện lịch sử quân sự Việt
    Nam, xuất bản năm 1986; “Địa chí Hoà Bình” của Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân
    dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, xuất bản năm 2005; “Hồi ký cách
    mạng Hoà Bình” của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Hoà Bình, xuất bản năm 2005.
    Ngoài các công trình nói trên còn có Lịch sử cách mạng của Đảng bộ nhân
    dân các huyện, thị: Thị xã Hoà Bình, Lương Sơ n, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc,
    Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Tân Lạc. Các sách viết về lịch sử
    các ngành, các tổ chức xã hội như: phụ nữ, quân đội, công an, thanh niên, anh
    hùng lực lượng vũ trang, cũng lần lượt được biên soạn và xuất bản, trong
    đó ít nhiều có liên quan đến thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945.
    Các công trình trên đã đề cập đến công cuộc vận động cách mạng và
    khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình ở những mức độ khác
    nhau. Song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
    riêng và trình bày một cách có hệ thống về vấn đề này. Tôi đánh giá cao
    những công trình trên và coi đó là nguồn tài liệu quý giá giúp tôi trong quá
    trình thực hiện đề tài: “Tỉnh Hoà Bình trong công cuộc vận động cách
    mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945)”.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Công cuộc vận động
    cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 –1945).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ về Công cuộc vận động cách mạng
    và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945), đề tài
    còn đề cập điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống đấu tranh của nhâ n
    dân các dân tộc trong tỉnh.
    3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về truyền thống đấu
    tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Trình bày một cách có hệ
    thống Công cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
    quyền ở Hoà Bình (1930 – 1945). Từ đó, khẳng định rõ vị trí, vai trò của nhân
    dân các dân tộc trong cuộc vân động Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp
    phần thắng lợi vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    4. Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tư liệu:
    Thực hiện đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng các tài liệu sau: các văn
    kiện Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết, Lịch sử Đảng bộ các địa phương; các công
    trình nghiên cứu của Trung ương, địa phương liên quan đến đề tài; các công
    trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, các bài viết đăng trên
    tạp chí là những nguồn tài liệu quý báu giúp tôi nghiên cứu vấn đề đã được
    đặt ra trong đề tài.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết
    hợp phương pháp lôgíc. Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, cũng
    được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Ngoài ra, tôi còn sử dụng
    phương pháp điều tra, khảo sát.
    5. Đóng góp của luận văn
    Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình chuẩn bị lực lượng
    cách mạng và tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hoà Bình.
    Luận văn góp phần làm rõ truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng
    của quân và dân các dân tộc Hoà Bình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
    các dân tộc, quê hương, đất nước.
    Luận văn làm rõ vị trí của tỉnh Hoà Bình trong cuộc vận động Cách
    mạng tháng Tám của cả nước, Luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham
    khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường
    chuyên nghiệp và trường phổ thông.
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1. Khái quát về tỉnh Hoà Bình trước năm 1930
    Chương 2. Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa
    vũ trang giành chính quyền (1930 – 3/1945)
    Chương 3. Xây dựng chiến khu chống Nhật tiến lên tổng
    khởi nghĩa tháng Tám (3-8/1945)
     
Đang tải...