Luận Văn Tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn, thực trạng và giải pháp
    Định dạng file word


    Mục lục
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
    TÓM TẮT KHOÁ LUẬN viii
    PHẦN MỞ ĐẦU ix
    1: Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài. ix
    2 : Mục tiêu nghiên cứu. x
    3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. x
    4 : Tổng quan nghiên cứu. xi
    5: Phương pháp nghiên cứu. xi
    6: Kết cấu đề tài. xi
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ XÚC TIẾN BÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MINH SƠN 1
    1.1. Bản chất, vai trò của xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn . 1
    1.1.1 Khái niệm xúc tiến bán. 1
    1.1.2 . Bản chất của xúc tiến bán. 2
    1.1.3. Vai trò của xúc tiến bán. 2
    1.1.4. Mục đích xúc tiến bán. 2
    1.1.5. Mô hình quá trình xúc tiến bán. 3
    1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ xúc tiến bán tại các doanh nghiệp kinh doanh. 4
    1.2.1 Xác định mục tiêu xúc tiến bán. 4
    1.2.2 Lựa chọn phương tiện xúc tiến bán. 6
    1.2.3 Xây dựng chương trình xúc tiến bán hàng. 13
    1.2.4 Thử nghiệm trước chương trình xúc tiến bán. 15
    1.2.5 Thực hiện và kiểm tra chương trình xúc tiến bán. 16
    1.2.6 Các đánh giá dựa trên mục tiêu được xác lập của công ty. 16
    1.2.7 Các hình thức xúc tiến bán hàng. 17
    1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. 19
    1.3.1 Môi trường vĩ mô. 19
    1.3.2 Môi trường cạnh tranh. 20
    1.3.3 Nhân tố bên trong doanh nghiệp. 21
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN BÁNTẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MINH SƠN 25
    2.1 Khái quát về công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn. 25
    2.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty. 25
    2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 25
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. 26
    2.2 Giới thiệu sản phẩm và công nghệ sản xuất của công ty. 28
    2.2.1 Các loại sản phẩm của công ty. 28
    2.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm 30
    2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. 33
    2.4 Tổ chức xây dựng kênh phân phối của công ty. 33
    2.5 Nguồn nhân lực của công ty. 35
    2.6 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 36
    2.7 Thực trạng nghiệp vụ xác định mục tiêu xúc tiến bán của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn. 39
    2.7.1 Mục tiêu của công ty:. 39
    2.7.2 Kế hoạch của công ty. 39
    2.8 Các kỹ thuật xúc tiến bán của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn trong thời gian qua. 40
    2.8.1 Xúc tiến bán đối với người tiêu dùng. 40
    2.8.2 Xúc tiến bán đối với lực lượng bán hàng. 43
    2.8.3 Xúc tiến bán đối với các trung gian. 44
    2.9 Phương pháp xác định ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến bán tại công ty. 45
    2.10 Thực trạng thực hiện và kiểm tra chương trình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn. 46
    2.11 Phân tích SWOT cho công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn. 46
    2.11.1 Lợi thế ( S). 46
    2.11.2 Hạn chế ( W). 47
    2.11.3 Cơ hội ( O). 48
    2.11.4 Thách thức ( T). 48
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 49
    CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHÀNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH XÚC TIẾN BÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MINH SƠN 52
    3.1 : Định hướng phát triển của nghành thép. 52
    3.2 Phương hướng phát triển của doanh nghiệp. 53
    3.2.1 Phương hướng phát triển trong ngắn hạn. 53
    3.2.2 Phương hướng phát triển trong dài hạn. 54
    3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xúc tiến bán tại công ty. 54
    3.3.1 Giải pháp tìm hiểu mở rộng kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán 54
    3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên. 54
    3.3.3 Giải pháp nghiên cứu thị trường. 55
    3.3.4 Giải pháp thành lập phòng Marketing riêng biệt 56
    3.3.5 Giải pháp nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới 58
    3.3.6 Giải pháp hoàn thiện xúc tiến bán. 58
    3.4 Sự phối hợp Mix Marketing trong doanh nghiệp. 61
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 64
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH XÚC TIẾN BÁN 66
    KẾT LUẬN 67
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69



    TÓM TẮT KHOÁ LUẬN


    Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn tôi đã nhận thấy rằng mặc dù hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty đã được Ban lãnh đạo công ty quan tâm thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa tốt, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa có nhiều công cụ kích thích tiêu dùng.
    Vì vậy trong khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã quyết định chọn tên đề tài khóa luận là: “Tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn, thực trạng và giải pháp”. Bằng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích . bài viết đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến tại công ty, chỉ ra những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. Từ đó đề ra những giải pháp tốt hơn cho hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty.
    Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, vì vậy tôi quyết định sau khi khóa luận kết thúc, sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chuyên đề này. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn đọc để bài viết của tôi thêm hoàn thiện hơn.



    PHẦN MỞ ĐẦU

    1: Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài.

    Trong những năm qua cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói riêng và nền kinh tế việt nam nói chung. Cùng với sự mở cửa hội nhập sâu của nền kinh tế đất nước và đặc biệt là năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Nền kinh tế đất nước từ đây đã có bước ngoặt mới chuyền từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường, hàng hoá được luân chuyển trên thị trường ngày càng nhiều, với khối lượng lớn và ngày càng đa dạng phong phú hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường ngày càng gay gắt hơn làm cho vấn đề tiêu thụ hàng hoá trở nên sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thương mại cần phải đạt được ba mục tiêu cơ bản:
    - Mục tiêu lợi nhuận
    - Mục tiêu vị thế
    - Mục tiêu an toàn
    Để đạt được các mục tiêu trên, một mặt các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường xác định hành vi mua sắm của khách hàng, đưa ra các cách thức đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất trong điều kiện có thể, mặt khác để có khả năng thắng thế trên thị trường cạnh tranh các doanh nghiệp cần tăng trưởng và đổi mới thường xuyên. Để thích ứng với cơ chế mới, các doanh nghiệp phải nghiên cứu cung cầu hàng hoá xu hướng vận động của nền kinh tế, để tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải vận dụng Marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêng. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu này ngay từ Đại Hội Đảng lần thứ III đến nay đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ và tại hội nghị lần thứ 10 ban chấp hành Trung Ưng Đảng khoá X đã xác định chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên của đất nước và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn em nhận thấy hoạt động tiêu thụ các sản phẩm thép và máy sản xuất gạch tại công ty chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của đất nước . Do đó em lựa chọn đề tài : “ Tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn, Thực trạng và giải pháp .” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của em. Hy vọng với các đề xuất đưa ra có thể giúp công ty nâng cao được tính cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển không ngừng góp phẩn vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
    2 : Mục tiêu nghiên cứu

    Ø Mục tiêu chung.
    Tìm hiểu về tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách xúc tiến tại doanh nghiệp.
    Ø Mục tiêu cụ thể.
    Hệ thống lý luận về nghiệp vụ xúc tiến bán
    Phân tích đánh giá thực trạng nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu là: Thực trạng xúc tiến bán của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi về không gian:
    + Tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    + Thực trạng nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống nhà kho nhà xưởng của công ty
    + Thực trạng kênh phân phối sản phẩm của công ty và phương pháp xác định ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến bán của công ty
    + Các kỹ thuật xúc tiến bán mà công ty đang áp dụng.
    + Phân tích SWOT cho công ty và một số thành tựu mà công ty đã đạt được
    4 : Tổng quan nghiên cứu

    Xúc tiến bán là một hoạt động rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy hoàn thiện nghiệp vụ xúc tiến bán đang ngày càng được nhiều người quan tâm
    + Thứ nhất: Nghiên cứu về các cở sở lý luận về xúc tiến bán hàng, ưu nhược điểm của xúc tiến bán hàng và các hoạt động cơ bản của xúc tiến bán hàng
    + Thứ hai : Nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến xúc tiến bán hàng của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    + Thứ ba : Nghiên cứu thực trạng nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống nhà kho nhà xưởng của công ty
    + Thứ tư : Nghiên cứu thực trạng xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    + Thứ năm : Phân tích SWOT cho công ty và một số thành tựu công ty đã đạt được trong quá trình xúc tiến bán
    + Thứ sáu : Một số giải pháp nâng cao quá trình xúc tiến bán đối với công ty.
    5: Phương pháp nghiên cứu.

    Đề tài nghiên cứu theo các phương pháp sau:
    - Phương pháp phân tích bình luận
    - Sử dụng các số liệu thống kê
    6: Kết cấu đề tài.

    Kết cấu đề tài bao gồm:
    Phần mở đầu
    Chương I: Cở sở lý luận về nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    Chương II: Thực trạng xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    Chương III: Định hướng phát triển nghành và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    Phần kết luận và kiến nghị




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] GS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, 2006.
    [2] PGS.TS. Phạm Thị Gái, Giáo trình Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2004.
    [3] PGS.TS. Lê Công Hoa, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh doanh, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, 2005.
    [4] PGS.TS. Lê Văn Tâm & PGS. TS. Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 2008.
    [5]. Báo cáo thường niên năm 2010, năm 2011, năm 2012 và các tài liệu của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn
    [6]. Tài liệu.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...