Tiểu Luận Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 3
    Nội dung 5
    Tổng quát chung về Singapore 5
    Về vị trí địa lý 5
    Về điều kiện tự nhiên 5
    Về điều kiện dân cư – xã hội 5
    Về lĩnh vực xuất nhập khẩu 8
    Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005-2008 8
    Về xuất khẩu 9
    Về nhập khẩu 10
    Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore 2008 -2010 13
    Về xuất khẩu 16
    Về nhập khẩu 21
    Kết luận 28
    Tài liệu tham khảo 29
    Lời nói đầu

    Khi nói đến Singapore, với một số người, quốc gia này không khác hơn là một “dấu chấm nhỏ màu đỏ trên bản đồ”. Tuy nhiên, vị trí của Singapore trên thế giới không chỉ gói gọn trong chấm nhỏ đó. Trên thực tế, Singapore là một đất nước năng động, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ . Ngoài yếu tố lịch sử, văn hóa, nhân lực, còn có nhiều khía cạnh khác cấu thành nên sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Singapore ngày nay, trong đó không thể không kể đến vai trò của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ Singapore cũng như các chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt các chính sách thương mại đã và đang định hình nên một điểm sáng về kinh tế, góp phần đưa Singapore trở thành một trong bốn con rồng của châu Á.
    Trên cơ sở ấy, bài nghiên cứu tập trung vào đề tài “tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn từ năm 2005 đến nay”. Bài viết đưa ra bức tranh tổng quan về Singapore trên các khía cạnh: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế của Singapore. Bài viết chú trọng vào việc tổng hợp và phân tích tình hình xuất nhập khẩu của Singapore trong giai đoạn 2005 đến nay trên các tiêu chí về đóng góp của ngoại thương vào nền kinh tế, tổng giá trị xuất nhập khẩu, tỷ trọng tham gia vào tổng kim ngạch của xuất khẩu - nhập khẩu, cơ cấu xuất nhập khẩu theo mặt hàng và thị trường chủ yếu. Ngoài ra, các nhận xét cũng như đánh giá cơ bản về lĩnh vực xuất nhập khẩu của quốc gia này trong giai đoạn trên cũng được đề cập trong bài viết. Thông qua đó, chúng ta sẽ có những kiến thức và hiểu biết cơ bản nhất về Singapore, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu của quốc gia này. Tựu chung lại, qua việc tổng hợp và phân tích kết hợp nhận xét và đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của quốc gia phồn thịnh này trong giai đoạn gần đây, bài viết không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc cung cấp thông tin và dữ liệu mà còn nêu lên chính sách, định hướng về lĩnh vực xuất nhập khẩu của quốc gia này trong thời gian tới.
    Bài viết được triển khai trên bố cục: nêu lên những thông tin cơ bản về đất nước Singapore; tiếp đó đi sâu vào tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 đến nay và cuối cùng đề cập những định hướng, chủ trương về lĩnh vực xuất nhập khẩu của Singapore trong giai đoạn tới.


    DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ


    Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế (%) của Singapore 1999 – 2010 6
    Hình 1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP thực tế 6
    Bảng 2: Trị giá xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 – 2008 8
    Bảng 3: Trị giá xuất khẩu của Singapore phân theo mặt hàng (2005 -2007) 9
    Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Singapore giai đoạn 2005 - 2007 10
    Bảng 5: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 - 2007 11
    Bảng 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 - 2007 12
    Bảng 7: Kim ngạch Xuất Nhập khẩu giai đoạn 2008 đến quý 2 năm 2011 13
    Bảng 8: Tỷ lệ thay đổi so với giai đoạn cùng kỳ năm trước 14
    Hình 2: Biểu đồ Trị giá Xuất Nhập khẩu giai đoạn 2008 - 2010 15
    Bảng 9: Cơ cấu xuất khẩu giai đoạn từ 2008 đến quý 2 năm 2011 18
    Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2010 19
    Bảng 11: Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn từ 2008 đến quý 2 năm 2011 23
    Hình 3: Biểu đồ cơ cấu hàng nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2008-2010 24
    Bảng 12: Cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2010 25
    Hình 4: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của Singapore từ năm 2008 – 2010 26

    Nội dung

    Tổng quát chung về Singapore

    Cộng hòa Singapore nằm ở khu vực Đông Nam Á, là quốc gia nhỏ nhất với diện tích 692,7 km[SUP]2[/SUP]. Dân số khoảng 4.987.600 người (năm 2009), người Hoa chiếm 76,8%, người Mã Lai là 13,9%, người Ấn Độ là 7,9% còn lại là người gốc khác.
    Về vị trí địa lý

    Nằm ở cuối cực nam của eo biển Malacca, Singapore sở hữu vị trí chiến lược trên con đường giao thương bằng đường thuỷ giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Phía tây và phía đông Singapore là Malaysia, phía nam là Indonesia.
    Về điều kiện tự nhiên

    Singapore hầu như không có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Mọi nguyên liệu cho sản xuất đều phải nhập từ bên ngoài. Trên thực tế, Singapore chỉ có ít than chì, nham thạch, đất sét, không có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
    Về điều kiện dân cư – xã hội

    Singapore là một quốc gia trẻ đa sắc tộc được hình thành chủ yếu từ người nhập cư. Singapore đã từng là thuộc địa của Anh với việc thi hành chính sách tự do thương mại dựa trên cơ bản nguyên tắc pháp luật hình thành nề nếp pháp luật trong kinh doanh. Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với nguồn lao động siêng năng với chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại hợp lý đã góp phần tạo nên sự thành công của nên kinh tế Singapore.
    Về cơ sở hạ tầng
    Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Một nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn, còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
    Về kinh tế
    Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh. Với tốc độ tăng trưởng qua các năm được thể hiện trong bảng sau:
    Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế (%) của Singapore 1999 – 2010
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Năm[/TD]
    [TD]1999[/TD]
    [TD]2000[/TD]
    [TD]2001[/TD]
    [TD]2002[/TD]
    [TD]2003[/TD]
    [TD]2004[/TD]
    [TD]2005[/TD]
    [TD]2006[/TD]
    [TD]2007[/TD]
    [TD]2008[/TD]
    [TD]2009[/TD]
    [TD]2010[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tốc độ[/TD]
    [TD]5.5[/TD]
    [TD]10.1[/TD]
    [TD]-2.2[/TD]
    [TD]2.2[/TD]
    [TD]1.1[/TD]
    [TD]8.1[/TD]
    [TD]6.4[/TD]
    [TD]7.9[/TD]
    [TD]7.7[/TD]
    [TD]1.1[/TD]
    [TD]-1.3[/TD]
    [TD]14.5[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Hình 1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP thực tế

    Chính phủ Singapore thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư rất sớm (1966 - 1973). Mà then chốt là chính phủ thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu như dồn mọi nỗ lực vào việc tiếp cận và phát triển thị trường nước ngoài, hỗ trợ phát triển các nhà xuất khẩu (1979 - 1984 ), xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (1985 - 1990). Từ năm 1991 đến nay, Singapore thực thi chính sách “quốc tế hóa nội địa”, mục tiêu là biến Singapore trở thành một trung tâm thương mại quốc tế lớn. Hệ thống chính sách kinh tế của Singapore được tập trung giải quyết bởi một Uỷ ban liên bộ của chính phủ, do phó thủ tướng đứng đầu, dưới nữa là các ủy ban chuyên trách như IDB, TDB(Uỷ ban phát triển đầu tư - thương mại), HDB (Uỷ ban phát triển nhà ở) .
    Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt các doanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, ngoài nước, sở hữu) trong môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên. Nhà nước không bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp ở các ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà nước bán cổ phiếu cho dân. Ví dụ: công ty vận tải biển NEPTUNE và công ty BUS SERVICES là hai tập đoàn lớn ở Singapore. Nhà nước Singapore chú trọng phát triển các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp theo mô hình của Nhật Bản và Hàn quốc. Các tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp có nhiều ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu do có thế lực rất lớn, có mục tiêu cụ thể, là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Ưu thế của các tập đoàn kinh tế - thương mại tổng hợp thể hiện ở chỗ đội ngũ chuyên gia tinh thông nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh quốc tế, có quy mô và tiềm lực tài chính lớn, năng động và nắm giữ một khối lượng thông tin khổng lồ, kịp thời đưa ra các giải pháp khi thị trường có biến động, có đủ khả năng đầu tư tạo lập một ngành công nghiệp lớn hoặc thống trị một ngành, một thị trường lớn.
    Singapore là quốc gia không có nguồn tài nguyên đáng kể nào ngoài cảng nước sâu. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống chính trị ổn định, chính sách của Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài vào Singapore kết hợp với lực lượng lao động cần cù, siêng năng; Singapore trở thành một trung tâm thương mại và tài chính quốc tế. Theo số liệu của ngân hàng Thế giới, GDP bình quân của Singapore tăng từ 84,291 tỷ USD (năm 2005) lên 182,232 tỷ USD (2009) với tỷ lệ tăng trưởng trưởng 8,8% (2007); 1,5% (2008); -0,8% (2009); 14,5% (2010). Về cơ cấu ngành kinh tế năm 2007: tỷ trọng tham gia vào GDP của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 0,5 %, 34% và 65,5%. Về cơ cấu thương mại quốc tế, xuất khẩu đạt 317,6 tỷ USD FOB, nhập khẩu đạt 273 tỷ USD.
    Về lĩnh vực xuất nhập khẩu

    Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ 14 và nhập khẩu lớn thứ 15 trên thế giới. Trong lịch sử, thương mại quốc tế đã ảnh hưởng mạnh mẽ nền kinh tế của quốc gia này. Theo WTO, Singapore có tỷ lệ kim ngạch XNK so với GDP cao nhất thế giới với 407.9%.
    Giai đoạn từ năm 2005 đến 2008, nền kinh tế Singapore cũng như nhiều nền kinh tế khác trên thế giới trải qua nhiều biến động, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và đặc biệt là khủng hoảng tài chính thế giới (2008). Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã làm nền kinh tế quốc gia này suy giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1,5 % (theo ADB). Tuy nhiên, với nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ Singapore, nền kinh tế Singapore đã phục hồi và phát triển ấn tượng. Dưới đây là các bảng số liệu thống kê thể hiện kết quả xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn này.
    Tình hình xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005-2008

    Bảng 2: Trị giá xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2005 – 2008

    Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
    [TABLE="width: 607, align: center"]
    [TR]
    [TD]Năm[/TD]
    [TD]Tổng kim ngạch XNK[/TD]
    [TD]Xuất khẩu[/TD]
    [TD]Nhập khẩu[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Cán cân thương mại[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trị giá[/TD]
    [TD]Tỷ lệ XK/NK (%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2005[/TD]
    [TD]715,722.80[/TD]
    [TD]382,532.00[/TD]
    [TD]333,190.80[/TD]
    [TD]49,341.20[/TD]
    [TD]114.81[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2006[/TD]
    [TD]810,483.30[/TD]
    [TD]31,559.20[/TD]
    [TD]378,924.10[/TD]
    [TD]52,635.10[/TD]
    [TD]113.89[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2007[/TD]
    [TD]846,607.40[/TD]
    [TD]450,627.70[/TD]
    [TD]395,979.70[/TD]
    [TD]54,648.00[/TD]
    [TD]113.80[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2008[/TD]
    [TD]927,654.80[/TD]
    [TD]476,762.20[/TD]
    [TD]450,892.60[/TD]
    [TD]25,869.60[/TD]
    [TD]105.74[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trung bình[/TD]
    [TD]825,117.08[/TD]
    [TD]435,370.28[/TD]
    [TD]389,746.80[/TD]
    [TD]45,623.48[/TD]
    [TD]112.06[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
    Thông qua bảng trên, ta có thể thấy rằng quy mô trị giá xuất nhập khẩu của Singapore liên tục tăng trong giai đoạn 2005 – 2008, với mức trung bình đạt 825,117.08 triệu Đô-la Singapore. Cán cân thương mại của Singapore trong giai đoạn này luôn ở trong trạng thái thặng dư. Điều này cũng đồng nghĩa Singapore là quốc gia xuất siêu trong cả giai đoạn này. Tỷ lệ xuất khẩu – nhập khẩu giai đoạn này khá ổn định, trung bình ở mức 112.06%.
    Về xuất khẩu

    Thứ nhất, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm: nhiên liệu dầu mỏ, và các mặt hàng phi dầu mỏ như: máy móc và thiết bị (bao gồm đồ điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất. Trong đó, dầu mỏ chiếm phần quan trọng trong việc cấu thành giá trị xuất khẩu.
    Bảng 3: Trị giá xuất khẩu của Singapore phân theo mặt hàng (2005 -2007)

    Đơn vị tính: triệu SGD (Đô-la Singapore)
    [TABLE="width: 591, align: center"]
    [TR]
    [TD]Năm[/TD]
    [TD]2005[/TD]
    [TD]2006[/TD]
    [TD]2007[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng kim ngạch XNK[/TD]
    [TD]715,722.80[/TD]
    [TD]810,483.30[/TD]
    [TD]846,607.40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Xuất khẩu
    - Dầu
    - Sản phẩm phi dầu mỏ
    a. Xuất khẩu sp trong nước
    - Dầu
    - Sản phẩm phi dầu mỏ
    b. Tái xuất khẩu[/TD]
    [TD]382,532.00[/TD]
    [TD]431,559.20[/TD]
    [TD]450,627.70[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]57,414.50[/TD]
    [TD]70,552.60[/TD]
    [TD]79,723.80[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]325,117.50[/TD]
    [TD]361,006.60[/TD]
    [TD]370,903.90[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]207,447.70[/TD]
    [TD]227,378.00[/TD]
    [TD]234,903.10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]52,798.20[/TD]
    [TD]59,604.60[/TD]
    [TD]63,271.10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]154,649.50[/TD]
    [TD]167,773.40[/TD]
    [TD]171,632.00[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]175,084.30[/TD]
    [TD]204,181.20[/TD]
    [TD]215,724.70[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn: Niên giám thống kê Singapore 2011
    Quy mô giá trị xuất khẩu tăng qua các năm tuy nhiên tăng chậm dần và tỷ trọng xuất khẩu tham gia vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ từ 53.45% (2005) xuống 53.23% (2007). Tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ trong tổng giá trị xuất khẩu ở mức cao và tăng dần qua các năm, lần lượt là 15.00% (2005), 16.35% (2006) và 17.70% (2007).
    Thứ hai, về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là: Malaysia (13,1%), Mỹ (10,2%), Hongkong (10,1%), Trung Quốc (9,7%), Indonesia (9,2%), Nhật Bản (5,5%), Thái Lan (4,2%) (năm 2006).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...