Tiểu Luận Tình hình xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2007 - 2012 (10đ)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2007 - 2012 (10đ)

    Tiểu luận nhóm kinh tế vĩ mô
    Đề tài: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    A. LÝ THUYẾT 4
    I. Các khái niệm quan trọng. 4
    1. Tăng trưởng kinh tế. 4
    a. Khái niệm 4
    b. Nhân tố tác động. 4
    - Còn các nhân tố khác như chính trị, kinh tế . 4
    c. Đo lường tăng trưởng. 4
    d. Chất lượng tăng trưởng kinh tế. 4
    e. Mô hình tăng trưởng. 4
    2. Xuất khẩu. 5
    II. Các công trình nghiên cứu. 5
    1. Các quan điểm không ủng hộ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu. 5
    2. Các quan điểm ủng hộ mô hình kinh tế dựa trên xuất khẩu. 5
    B. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM . 6
    I. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2007 đến năm 2012. 6
    II. Tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2007 - 2012. 7
    III. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 7
    1. Nhận định nền kinh tế Việt Nam 7
    2. Vai trò xuất khẩu với nền kinh tế, và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 8
    3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9
    C. Mô hình hồi quy tuyến tính. 9
    I. Giới thiệu biến. 9
    1. Biến phụ thuộc. 9
    2. Biến độc lập. 9
    II. Mô hình và kết quả. 9
    1. Mô hình hồi quy mẫu (Mô hình tổng thể) 9
    2. Mô hình thực tế. 9
    3. Giải thích sự phụ thuộc của các biến và dấu, chiều ảnh hưởng giữa các biến Y và X 9
    D. PHÂN TÍCH, GIẢI THÍCH, DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP 9
    I. Phân tích. 9
    II. Thực tiễn. 11
    III. Giải pháp. 12
    1. Chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 12
    2. Chỉnh sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. 12
    3. Đề xuất 13
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
    BẢNG SỐ LIỆU BỔ SUNG 15


    A. LÝ THUYẾT
    I. Các khái niệm quan trọng
    1. Tăng trưởng kinh tế
    a. Khái niệm
    Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự thay đổi về quy mô của các chỉ số GDP, GND, thu nhập bình quan đầu người. Có hai tiêu chí để xác định tăng trưởng là theo lượng và tính chất tăng trưởng.
    b. Nhân tố tác động
    - Nguồn nhân lực: đó là các yếu tố về lao động và các giá trị của lao động.
    - Nguồn tài nguyên thiên nhiên: các tài nguyên quốc gia.
    - Tư bản: bao gồm máy móc, nhà xưởng và hàng tồn kho, tư bản hiện vật kết hợp với các đầu vào khác để làm ra sản phẩm.
    - Công nghệ: các ứng dụng khoa học vào trong phát triển.
    - Còn các nhân tố khác như chính trị, kinh tế
    c. Đo lường tăng trưởng
    Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
    y = dY/Y × 100(%),
    Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. Các chỉ tiêu thực tế sẽ phù hợp hơn khi nói đến tăng trưởng vì nó đã bỏ qua rất nhiều yếu tố tác động khác từ nền kinh tế.
    d. Chất lượng tăng trưởng kinh tế
    Tăng trưởng kinh tế không đơn giản chỉ được đánh giá qua sự gia tăng quy mô về lượng của GDP hay tốc độ tăng trưởng hằng năm mà chúng ta thường nghe trong các báo cáo kinh tế. Đánh giá về tăng trưởng kinh tế thì người ta còn dùng khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế. Theo nghĩa rộng thì chất lượng tăng trưởng kinh tế được dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:
    - Hiệu quả tăng trưởng: thông qua chi phí bỏ ra để đạt được quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP.
    - Phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
    - Phân tích các yếu tố đầu vào của tăng trưởng.
    - Tăng trưởng theo ngành.
    - Phân tích các yếu tố đầu ra của tăng trưởng:
    Æ Chi tiêu các hộ gia đình.
    Æ Đầu tư.
    Æ Chi tiêu chính phủ.
    Æ Cán cân thương mại, xuất khẩu ròng:
    · Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu.
    · Hiệu quả của xuất, nhập khẩu
    - Các thước đo về tình chất lan tỏa của tăng trưởng.
    - Các yếu tố khác
    e. Mô hình tăng trưởng
    Mô hình tăng trưởng đem lại cho ta cái nhìn khoa học về những nguyên tắc của tăng trưởng mà ở đây là của từng quốc gia. Việc xác định như vậy giúp ta nhận thấy tính khoa học của sự tác động qua lại giữa các yếu tố của nền kinh tế.
    - Mô hình David Ricardo: Với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế .
    - Mô hình hai khu vực: tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động, yếu tố năng suất cho đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế.
    - Mô hình Harrod-Domar: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.
    - Mô hình Robert Solow: mô hình về trạng thái dừng và trạng thái vàng của các yếu tố sản xuất và lao động.
    - Mô hình Kaldor: tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ.
    - Mô hình Sung Sang Park: nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.
    - Mô hình tân cổ điển: nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L).
    2. Xuất khẩu
    Theo quan điểm của nhóm thì hoạt động xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Đó là hành vi đưa các hàng hóa, dịch vụ trong nước sang tiêu thụ ở một quốc gia khác thông qua hành vi vận chuyển địa lý hàng hóa”. Nhìn một cách rộng hơn thì xuất khẩu là cả một quá trình đưa những sản phẩm dư thừa của nhu cầu nội địa, hoặc được sản xuất trong nước dựa trên các tiềm lực quốc gia theo nhu cầu của nước ngoài đem ra bán cho nước ngoài và nhận lại lợi ích kinh tế.
    II. Các công trình nghiên cứu
    1. Các quan điểm không ủng hộ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu
    - Richard (2001): nghiên cứu trường hợp Paragruay. Dựa vào mô hình ở nước này ông cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định vì còn các lí do chính trị, kinh tế khác.
    - Jung and Marshall ( 1985): đưa ra mô hình 36 nước hầu hết ở Nam Mỹ, một số nước Châu Á, châu Phi và châu Âu. Họ phát hiện ra rằng chỉ có 4 nước: Indonesia, Ai Cập, Costa Rica, Ecuador có nền kinh tế phát triển nhờ xuất khẩu.
    - Tại Việt Nam, nghiên cứu tác giả Phạm Minh Ngọc và các cộng sự ( 2003) đã có nghiên cứu “Export and Long-run Growth in Viet Nam, 1095 – 2000” đăng trên tạp chí Asean Economic Bulletin. Nhóm tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng tiêu biểu khác nhau về chuỗi thời gian hiện đại để đo lường trực tiếp đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP trong thời kì trên. Kết luận của nhóm là xuất khẩu không phải là động lực của tăng trưởng GDP tại Việt Nam. Nhóm nhận định rằng: tăng trưởng khu vực sản xuất hướng tới xuất khẩu rất có thể chỉ làm giảm tăng trưởng của khu vực sản xuất phi xuất khẩu, bởi các nguồn lực khan hiếm đã bị hút mạnh về khu vực xuất khẩu, dẫn đến tăng trưởng kinh tế GDP của toàn nền kinh tế không đổi.
    2. Các quan điểm ủng hộ mô hình kinh tế dựa trên xuất khẩu
    - Các nghiên cứu, lý luận từ cách đây hàng trăm năm của các bậc tiền bối như: Adam Smith, David Ricardo, và được nối tiếp gần đây nhất với các nhà kinh tế học nổi danh như: Romer, Grossman, Helpman, Baldwin, Feder, Forslid .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...