Luận Văn Tình hình xuất khẩu may mặc của Việt Nam trong những năm qua ( 2006-2008 )

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG I :
    GIỚI THIỆU

    -Theo dự báo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ trong năm 2007 ước đạt 10 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với năm ngoái, trong đó chủ yếu vẫn là hàng dệt may. Hiện nay, Việt Nam đã nằm trong top 10 nước có lượng hàng dệt may xuất khẩu cao của thế giới. Đây cũng là ngành công nghiệp vượt mức xuất khẩu sớm nhất sau 10 tháng thực hiện so với cả năm 2006, đồng thời chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu của năm 2007 ở mức 7,5 tỷ USD. Trong các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam, đứng đầu là thị trường Mỹ, EU đứng thứ 2, tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, ASEAN, Canada và Nga . Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm may mặc chiếm trên 90%, còn lại là vải và sợi bông.
    -Hiệp hội Dệt may cũng thống nhất đề ra mục tiêu xuất khẩu đến 2010 đạt khoảng 10 đến 12 tỷ USD. Cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2007. Để đạt được mục tiêu trên, ngành dệt may sẽ đẩy mạnh các dự án sản xuất vải, nguyên phụ liệu, đổi mới cơ cấu sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có giá trị tăng cao.
    -Với những thế mạnh cũng như thuận lợi như trên, đặc biệt là những lợi ích to lớn của ngành xuất khẩu cà phê mang lại cho đất nước trong thới kỳ hội nhập theo em xuất khẩu nghành may mặc sẽ là 1mũi nhọn trong các nghành xuất khẩu của nước ta .
    CHƯƠNG II :
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN .
    1.Lý thuyết về xuất khẩu :

    -Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

    - Các nhân tố ảnh hưởng:
    Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.

    - Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế
    Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
    2.Vai trò của xuất khẩu may mặc trong nền kinh tế :
    -Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu :Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại .Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn :xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động du lịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động .Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu .
    -Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển .Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúp cho Sản xuất ổn định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường=>Phân tán rủi ro do cạnh tranh .Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất ,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất .
    -Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng .Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu ->Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng .
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Mục tiêu chung
    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường xuất khẩumay mặc của Việt Nam và đề ra giải pháp giúp thị trường phát triển bền vững.
    2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu sự hình thành và hoạt động của thị trường xuất khẩu may mặc của Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng của thị trường xuất khẩu may mặc từ năm 2006 đến năm 2008 để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu may mặc
    - Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường xuất khẩu may mặc
    - Đề ra những giải pháp giúp thị trường bình ổn và phát triển bền vững.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp từ Interner và thông tin từ hiệp hội xuất khẩu may mặc Việt Nam .
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh số liệu.
    - So sánh số tương đối
    - So sánh số tuyệt đối
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1 Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu ở thị trường xuất khẩu may mặc Việt Nam .
    4.2 Thời gian: nghiên cứu sự biến động của thị trường xuất khẩu may mặc Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2008.
    4.3 Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chính là thị trường xuất khẩu may mặc Việt Nam Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...