Tiểu Luận Tình hình xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam giai đoạn 2005 -2011

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, Nhà nước đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Dầu thô luôn đứng trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao. Là một trong những nước sở hữu trữ lượng dầu thô khá dồi dào, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á về xuất khẩu dầu thô.
    Mặt khác, nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế thế giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này. Vì vậy, nhóm em xin trình bày những hiểu biết của mình về “Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ năm 2005 đến nay và tác động của nó tới nền kinh tế” nhằm đưa ra cái nhìn khái quát nhất về hoạt động xuất khẩu mặt hàng này và những tác động tích cực cũng như tiêu cực của nó tới nền kinh tế trong thời gian gần đây.
    I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU DẦU THÔ Ở VIỆT NAMViệt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu thô từ năm 1991 khi sản lượng xuất khẩu đạt ba triệu tấn. Theo số liệu thống kê, lượng dầu thô xuất khẩu đạt mức cao nhất là 20 triệu tấn năm 2004, giảm dần còn gần 8 triệu tấn năm 2010, lý do chính là dầu thô dành cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất (5 triệu tấn năm 2010). Tuy nhiên, ngành dầu khí Việt Nam vẫn là đơn vị chủ lực về doanh thu (đạt từ 15 -30% tổng GDP cả nước trong nhiều năm qua). Giá dầu biến động không ngừng trên thị trường thế giới, năm 2011, giá dầu đã vượt 100 USD/thùng là cơ hội tăng kim ngạch cho ngành về cả giá và lượng. Ngành dầu khí sẽ lấy lại vị trí cao trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Việt Nam hiện là nhà cung cấp dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á, với trữ lượng dầu thô đứng thứ 31 trên thế giới chiếm khoảng 0,2% trữ lượng dầu thế giới (theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế - IEA). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hãng British Petroleum, nếu với tốc độ khai thác như bây giờ thì trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò của Việt Nam sẽ cạn kiệt sau 6 năm tới.
    Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietnam National Oil and Gas Group – PetroVietNam) là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được phép hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và xuất khẩu dầu ra nước ngoài. Dưới sự quản lý của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, các xí nghiệp liên doanh của Việt Nam với các chính phủ nước ngoài trong đó lớn nhất là Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro – cánh chim đầu đàn của ngành dầu khí Việt Nam (đóng góp 80% sản lượng khai thác hàng năm) đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu thô trên thềm lục đại Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietnam National Oil and Gas Group – PetroVietNam) và các đối tác liên doanh như Xí nghiệp Liên Doanh Vietsopetro, Công ty dầu khí Việt - Nhật (JVPC), Petronas Carigali Vietnam (PCV) đang tiến hành khai thác dầu thô trên các mỏ Bạch Hổ (do Vietsovpetro khai thác), Rồng, Nam Côn Sơn, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sắp tới mỏ Phương Đông, Cá Ngừ Vàng sẽ đi vào hoạt động
    Thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Việt Nam: Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn hàng lớn là Australia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,
    II. ĐÔI NÉT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ TRƯỚC NĂM 2005:Giai đoạn trước năm 2005 (2001- 2004) là giai đoạn khối lượng cũng như kim ngạch dầu thô xuất khẩu dầu thô của nước ta tăng khá nhanh. Từ năm 2001 khối lượng dầu thô xuất khẩu chỉ đạt 16.73 triệu tấn đến năm 2004 con số này đã đạt 20.5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 3.13 tỉ USD đến năm 2004 đã đạt 5.67tỉ USD.

    Bảng 1 - Biểu đồ khối lượng xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2004 (triệu tấn)
    (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

    Bảng 2 - Biểu đồ giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
    giai đoạn 2001 – 2004(tỉ USD)

    (Nguồn: Tổng cục thống kê)
    Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này ở nước ta là do từ năm 2001, các mỏ dầu mà Việt Nam khai thác được đang vận hành và sản lượng đang ở mức cao và ổn định. Đến năm 2004 là năm sản lượng cao nhất. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng cao làm tăng kim ngạch xuất khẩu Trong giai đoạn này, OPEC và các nước ngoài OPEC liên tiếp tham gia việc cắt giảm sản lượng dầu thô. Điều này đã góp phần nâng mức giá dầu tăng lên 25 USD/thùng vào tháng 3 năm 2002. Đến giữa năm 2002, các nước ngoài OPEC đã khôi phục lại mức sản lượng đã cắt giảm tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và dự trữ dầu của Mỹ đạt mức thấp nhất trong 20 năm. OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003. Vào ngày 19/3/2003, khi mà sản lượng dầu của Venezuela bắt đầu được khôi phục, cuộc tấn công quân sự vào Iraq đã nổ ra. Trong khi đó, trữ lượng dầu ở Mỹ và các quốc gia OECD vẫn ở mức thấp. Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và các nước châu Á đã tăng một cách chóng mặt. Nếu giá dầu thế giới chỉ ở mức 30 USD/thùng trong năm 2003, thì đến năm 2004 đã là 50 USD/thùng kéo theo việc tăng giá dầu thô ở Việt Nam : năm 2004 giá dầu thô xuất khẩu bình quân ở Việt Nam là 277USD/ 1 tấn.
    III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY:1. Giai đoạn từ 2005 – 2008:
    Giai đoạn 2005- 2008 là giai đoạn khối lượng dầu thô xuất khẩu khá ổn định và kim ngạch xuất khẩu tăng khá đều đặn.
    Về khối lượng xuất khẩu:

    Bảng 2 - Biểu đồ khối lượng xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2005- 2008
    (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
    Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đồ thị có dạng thoải cho thấy khối lượng dầu thô xuất khẩu qua các năm khá ổn định, dao động trong khoảng 14- 20 triệu tấn; cao nhất là vào năm 2005 với khối lượng xuất khẩu là 18,6 triệu tấn.
    Về kim ngạch xuất khẩu:

    Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2005-2008 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
    Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2005 – 2008 có xu hướng tăng dần theo thời gian, cao nhất là năm 2008 với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,36 tỉ USD. Qua phân tích tính toán, ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,2% và lượng tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu dầu thô là 0,99 tỉ USD.
    So với năm 2005, giá trị xuất khẩu năm 2008 tăng thêm 2.99 tỉ USD (140,56%). Mặc dù lượng xuất khẩu có giảm đi 4,86 triệu tấn (73,9%) nhưng do giá dầu thô năm 2008 tăng mạnh đạt 972$/1 tấn (tăng 145.4% so với năm 2005) nên kim ngạch xuất khẩu không giảm mà vẫn tăng theo xu hướng chung. Cuối năm 2008, giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam có giảm mạnh do ảnh hưởng của giá dầu thế giới tuy nhiên chưa gây tác động lớn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của cả năm 2008.
    Ta có biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2005- 2008:

    Bảng 4- Biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2005-2008
    Nguyên nhân Sản lượng khai thác dầu thô trong nước giảm: Sau mỏ Bạch Hổ bắt đầu được khai thác năm 1987, hàng loạt mỏ trong đá móng nứt nẻ và các hang hốc lần lượt được phát hiện và đưa vào khai thác cũng như chuẩn bị được đưa vào khai thác như mỏ Rạng Đông, Ruby, Sư Tử Đen, Đông Nam Rồng, Sư Tử Vàng, Đông Rồng, Nam Rồng, Đồi Mồi, Cá Ngừ Vàng đã đóng góp khá lớn cho tổng sản lượng khai thác dầu thô trong nền kinh tế quốc dân. Sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt được vào năm 2005 là 18.6 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn: sự cạn kiệt của các mỏ dầu cũ trong khi công tác tham dò, khai thác các mỏ dầu mới không mới tiến triển nên sau đó sản lượng năm 2006- 2008 đã giảm.
    Ngoài ra, ngành khai thác dầu thô của ta phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp thiết bị đặt hàng của nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp thiết bị khoan, khai thác đều bị quá tải do bội thực khả năng đáp ứng. Chính điều này cũng hạn chế sản lượng khai thác dẫn đến sản lượng xuất khẩu năm 2008 chưa đạt được như kế hoạch cả năm tối thiểu là 15 triệu tấn.
    Thuế suất xuất khẩu mặt hàng dầu (dạng thô và dạng mỏ) tăng cũng là nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu dầu thô của nước ta giảm trong giai đoạn này. từ tháng 4 năm 2008, Bộ Tài chính đã quyết định thuế suất xuất khẩu mặt hàng dầu (dạng thô và dạng mỏ) tăng lên là 20% thay cho mức 8%. Tiếp đó vào cuối tháng 8 Bộ Tài chính đang đề nghị sửa đổi khung thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu và khai thác tài nguyên. Theo đó, mức thuế xuất khẩu tối đa cho dầu thô sẽ tăng lên 50% từ mức 20% hiện nay. Chính động thái tăng thuế suất xuất khẩu này đã làm giảm đáng kể sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong năm 2008.
    Giá dầu thế giới tăng cao làm tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2008: Mặc dù có tác động làm giảm lượng xuất khẩu, tuy nhiên, trong giai đoạn 2005 – 2008 sản lượng dầu thô khai thác không phải là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến trị giá xuất khẩu. Trái lại, biến động của giá dầu thô lại chính là nguyên nhân chính trực tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2005-2008.
    Giá dầu tăng là do đồng USD đang suy yếu: Các nhà phân tích thị trường dầu mỏ quốc tế thường cho rằng hiện tượng đầu cơ lượng lớn dầu trên thị trường dầu mỏ được khuyến khích bởi đồng USD giảm giá là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao. Đồng đôla suy yếu trong khi dầu mỏ được giao dịch bằng USD, nên các nước XK đều có tâm lý đẩy giá lên để bù vào khoản lỗ của đồng USD. Do đó, các nhà giao dịch cho rằng chỉ kh i kỳ vọng về sự giảm giá USD hoàn toàn "mất đi" thì giá dầu trên thị trường thế giới mới thực sự vào xu hướng đi xuống.
    Giá dầu tăng do lo ngại cung không đủ cầu: Nhu cầu tăng vọt, trong khi nguồn cung không theo kịp là lý do đầu tiên đẩy giá dầu tăng phi mã. Theo báo cáo mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu thô của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sẽ giảm nhẹ, trong khi đó nhu cầu dầu thô của các nước không thuộc OECD, trong đó có một số nước tại châu Á, Trung Đông và Mỹ la-tinh vẫn cao, dẫn tới nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới tiếp tục tăng, đặc biệt 2 “đầu tàu” tăng trưởng nóng ở Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đã khiến nguồn dầu mỏ thế giới bị “ngốn” với tốc độ chóng mặt. Do đó, cho dù sản lượng dầu của OPEC có vượt quá hạn ngạch đi nữa thì các nhà phân tích cho rằng vẫn có tâm lý lo ngại về cung vượt cầu trên thị trường thế giới.
    Giá dầu tăng do OPEC không muốn tăng sản lượng: Hiện nay, OPEC thiên về quan điểm hạn chế sản lượng để duy trì giá dầu. OPEC đã ba lần quyết định giữ nguyên sản lượng kể từ tháng 12 năm ngoái. OPEC luôn duy trì quan điểm là khủng hoảng kinh tế tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và dẫn tới nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ giảm.Sự kỳ vọng của OPEC về "giá dầu hợp lý" cũng như những tuyên bố của một số quốc gia thành viên tổ chức này rằng giá dầu đã không cách xa đáng kể mức giá hợp lý, khiến các nhà phân tích cho rằng khó có khả năng OPEC sẽ tăng sản lượng để làm giảm giá dầu cao hiện nay.
    Giá dầu tăng là do khu vực địa chính trị bất ổn: Một số "điểm nóng" về chính trị lại là những nơi cung cấp dầu cho thế giới khiến nguồn cung dầu mỏ trở nên ngày càng bất ổn trong năm nay. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh chống Iraq, nhưng tình hình tại Iraq vẫn bất ổn. Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq hiện không có dấu hiệu được giải quyết và triển vọng về vấn đề hạt nhân của Iran vẫn chưa được ngã ngũ. Những yếu tố này làm cho nguồn cung từ Trung Đông - một khu vực quan trọng cung cấp dầu thô cho thế giới - bấp bênh. Một vài "điểm nút" sản xuất và vận chuyển dầu quan trọng khác cũng nằm ở khu vực địa chính trị khó lường này, làm gia tăng sự bất ổn về nguồn cung dầu trên thị trường thế giới.
    Khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008: Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm 2006. Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu Âu có biện pháp đề phòng. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm.Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Nhiều nền kinh tế lớn bắt đầu từ Nhật, Nga, EU lâm vào tình trạng suy thoái, Mỹ chính thức lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007 thì giá dầu thô sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng tới mặt hàng dầu của Việt Nam, giá dầu giảm tác động đến nguồn thu từ dầu mỏ của Việt Nam. Tuy không chịu ảnh hưởng về thị trường nhưng chịu ảnh hưởng về giá, đang từ ngưỡng cao xuống còn 50 USD/thùng.
    Mặc dù lượng từ năm 2005 đến 2008 có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân: sản lượng khai thác giảm, giá dầu thế giới tăng tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đặn, đạt tốc độ tăng bình quân trong 4 năm đạt 12,23%, do giá tăng bình quân trong 4 năm đạt 38,7%. Tóm lại, việc tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào giá. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của ngành dầu khí Việt Nam cần tập trung phân tích tình hình, nâng cao dự báo chính xác về thời điểm và nắm bắt thời cơ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đúng thời điểm để thu được giá trị lợi nhuận cao.
    2. Năm 2009:
    Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2009 đạt 13,373 triệu tấn với trị giá 6,2 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
    Australia là thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam năm 2009 với 3,329 triệu tấn, đạt trị giá 1,6 tỉ USD, giảm 20% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước năm 2009; tiếp theo đó là Singapore đạt 2,253 triệu tấn với kim ngạch 992,7 triệu USD, tăng 9,5% về lượng nhưng giảm 39,7% về trị giá, chiếm 16%; sau cùng là Malaysia đạt 1,794 tấn với trị giá 759,8 triệu USD, tăng 50,3% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá.
    Trong số thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2009 chỉ có 3 thị trường nhỏ có tốc độ tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái: Hàn Quốc đạt 838,7 nghìn tấn với kim ngạch 389 triệu USD, tăng 396,8% về lượng và tăng 325,9% về trị giá, chiếm 6,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước; Thái Lan đạt 731 nghìn tấn với kim ngạch 343 triệu USD, tăng 283% về lượng và tăng 142,7% về trị giá, chiếm 5,5%; Indonesia đạt 419,7 nghìn tấn với kim ngạch 208,7 triệu USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá, chiếm 3,4%.
    Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và đặc biệt ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô nói riêng vì giá dầu thô thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 và lượng dầu thô xuất khẩu giảm.
    3. Năm 2010:
    Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2010 giảm cả về lượng và trị giá
    Theo số liệu thống kê, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tháng 12/2010 đạt 714 nghìn tấn với kim ngạch 505,7 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với tháng trước; tăng 0,3% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 8 triệu tấn với kim ngạch gần 5 tỉ USD, giảm 40,4% về lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010.
    Australia dẫn đầu thị trường về xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2010, đạt 2,9 triệu tấn với kim ngạch 1,8 tỉ USD, chiếm 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước năm 2010.
    Phần lớn thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2010 đều giảm mạnh về kim ngạch, chỉ một số ít có tốc độ tăng trưởng mạnh: Hàn Quốc đạt 875 nghìn tấn với kim ngạch 556 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 42,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,2% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Ôxtrâylia đạt 2,9 triệu tấn với kim ngạch 1,8 tỉ USD, giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 16,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 37% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Malaysia đạt 1,3 triệu tấn với kim ngạch 820 triệu USD, giảm 27,7% về lượng nhưng tăng 7,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 16,5% trong tổng kim ngạch.
    Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2010 có độ suy giảm: Thái Lan đạt 86,8 nghìn tấn với kim ngạch 51 triệu USD, giảm 88,1% về lượng và giảm 85,1% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 1% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Nhật Bản đạt 339,8 nghìn tấn với kim ngạch 214 triệu USD, giảm 66,7% về lượng và giảm 55,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 4,3% trong tổng kim ngạch; Indonesia đạt 201 nghìn tấn với kim ngạch 116,3 triệu USD, giảm 52% về lượng và giảm 44,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Singapore đạt 997 nghìn tấn với kim ngạch 583,8 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và giảm 41,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch (KN).
    [TABLE="width: 100%, align: center"]
    [TR]
    [TD]Thị trường
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Năm 2009
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Năm 2010
    [/TD]
    [TD]% tăng, giảm KN so với cùng kỳ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lượng (tấn)
    [/TD]
    [TD]Trị giá (USD)
    [/TD]
    [TD]Lượng (tấn)
    [/TD]
    [TD]Trị giá (USD)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng
    [/TD]
    [TD]13.372.877
    [/TD]
    [TD]6.194.595.019
    [/TD]
    [TD]7.976.883
    [/TD]
    [TD]4.957.579.806
    [/TD]
    [TD]-20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Australia
    [/TD]
    [TD]3.328.681
    [/TD]
    [TD]1.581.041.058
    [/TD]
    [TD]2.900.348
    [/TD]
    [TD]1.836.318.550
    [/TD]
    [TD]16,1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Singapore
    [/TD]
    [TD]2.253.105
    [/TD]
    [TD]992.709.332
    [/TD]
    [TD]997.170
    [/TD]
    [TD]583.765.610
    [/TD]
    [TD]-41,2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Malaysia
    [/TD]
    [TD]1.794.448
    [/TD]
    [TD]759.800.854
    [/TD]
    [TD]1.296.654
    [/TD]
    [TD]819.969.889
    [/TD]
    [TD]7,9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhật Bản
    [/TD]
    [TD]1.021.540
    [/TD]
    [TD]480.116.943
    [/TD]
    [TD]339.811
    [/TD]
    [TD]214.114.871
    [/TD]
    [TD]-55,4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hoa Kỳ
    [/TD]
    [TD]1.057.697
    [/TD]
    [TD]469.934.139
    [/TD]
    [TD]594.058
    [/TD]
    [TD]360.220.505
    [/TD]
    [TD]-23,3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trung Quốc
    [/TD]
    [TD]1.032.921
    [/TD]
    [TD]462.623.331
    [/TD]
    [TD]593.997
    [/TD]
    [TD]367.631.900
    [/TD]
    [TD]-20,5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hàn Quốc
    [/TD]
    [TD]838.695
    [/TD]
    [TD]389.096.250
    [/TD]
    [TD]875.217
    [/TD]
    [TD]556.121.359
    [/TD]
    [TD]42,9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thái Lan
    [/TD]
    [TD]730.993
    [/TD]
    [TD]343.409.897
    [/TD]
    [TD]86.837
    [/TD]
    [TD]51.124.896
    [/TD]
    [TD]-85,1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Indonesia
    [/TD]
    [TD]419.766
    [/TD]
    [TD]208.683.869
    [/TD]
    [TD]201.303
    [/TD]
    [TD]116.267.938
    [/TD]
    [TD]-44,3
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Bảng: Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...