Chuyên Đề Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2007

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN GIỚI THIỆU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho hầu hết các ngành sản xuất. Nền kinh tế thế giới càng phát triển, nhu cầu về nhiên liệu càng tăng cao. Vì thế, bên cạnh gạo và các mặt hàng nông sản khác, dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Việt Nam. Lượng dầu thô xuất khẩu năm 2006 là 16,6 triệu tấn (tương đương 8,3 tỷ USD), năm 2007 là 15 triệu tấn (tương đương 8,4 tỷ USD). Việc xuất khẩu dầu thô có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nó tạo ra lượng ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
    Có thể nói dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng. Nhất là từ sau khi cánh cửa WTO rộng mở, đất nước ta có nhiều thay đổi, có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, học tập những kinh nghiệm cũng như tranh thủ được nguồn tài chính của các nước khác, điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng hợp tác về thương mại với thế giới, đây là nhân tố trực tiếp tác động đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu dầu thô nói riêng. Như vậy dầu thô sẽ càng giữ vững vị trí chủ lực trong nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
    Tuy là nước xuất khẩu dầu thô thứ 3 Đông Nam Á, nhưng chúng ta đang đối mặt với một thực trạng là phải nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài. Thực tế, xuất khẩu dầu thô không đủ chi phí nhập khẩu xăng dầu thành phẩm. Vậy Việt Nam nên cắt giảm lượng dầu thô xuất khẩu và đầu tư nhiều hơn vào công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu hay tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác dầu thô nhằm bù lại chi phí nhập khẩu xăng dầu thành phẩm? Với mong muốn tìm ra câu trả lời, em đã chọn đề tài “Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2007” để làm chuyên đề nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.

    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung

    Phân tích và đánh giá tình hình để tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong những năm gần đây.
    2.2 Mục tiêu cụ thể : Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau
    - Khái quát về xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.
    - Phân tích hoạt động xuất khẩu dầu thô trong những năm gần đây.
    - Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu dầu thô.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

    III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU :
    - Vị trí của xuất khẩu dầu thô so với các mặt hàng khác ra sao?
    - Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong những năm gần đây như thế nào ?
    - Định hướng cho hoạt động xuất khẩu những năm tới là gì ?
    - Giải pháp nào có thể làm tăng hiệu quả xuất khẩu ?

    IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1 Không gian :

    Những thông tin xoay quanh vấn đề xuất khẩu dầu thô từ các báo điện tử trên internet
    4.2 Thời gian
    Thông tin phục vụ cho chuyên đề là thông tin lấy từ năm 2006 đến năm 2007
    4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.

    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1 Phương pháp thu thập số liệu

    Các số liệu được thống kê, trình bày là các số liệu thứ cấp, được thu thập từ internet.
    5.2 Phương pháp phân tích số liệu
    Sử dụng phương pháp so sánh: số liệu được so sánh qua các năm nhằm tìm ra những chênh lệch về sản lượng, về kim ngạch.
    Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích: số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau do đó chỉ mang tính tương đối và những số liệu đó được phân tích nhằm tìm ra những nguyên nhân gây nên sự biến động từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...