Tiểu Luận Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua & ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tình hình XK của VN trong thời gian qua & ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới XK


    MỤC LỤC​

    Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU



    1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG CƠ SỞ BAN ĐẦU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

    1.1.KHÁI NIỆM

    Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán .

    Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng, lâu đời và cơ bản nhất. Nó xuất hiện khá sớm khi mà hoạt động trao đổi quốc tế vẫn còn manh mún, phân tán với quy mô nhỏ theo kiểu con đường tơ lụa từ Trung Quốc sang Ba Tư. Cho đến nay có thể nói không một quốc gia nào có thể tăng trưởng và phát triển kinh tế mà không đẩy mạnh xuất khẩu .

    Xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của Ngoại thương. Hình thức cơ bản của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia và đến nay nó đã phát triển rất mạnh, biểu hiện dưới rất nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng tới tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện rất nhỏ bé đến các loại máy móc khổng lồ, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà còn cả các loại hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn .

    1.2. NHỮNG CƠ SỞ BAN ĐẦU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

    Các quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với hai lý do cơ bản , mỗi lý do đều liên quan đến lợi ích thu được từ hoạt động thương mại.


    Thứ nhất : Các nước liên minh buôn bán với nhau bởi vì họ khác nhau. Cũng như cá nhân con người, các quốc gia có thể thu được lợi ích từ những sự khác biệt giữa họ bằng cách đạt được tới một sự dàn xếp mà theo đó mỗi nước sẽ làm những gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt hơn .

    Thứ hai : Các nước tiến hành với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất. Điều đó có nghĩa là nếu như mỗi nước đi vào chuyên môn hoá ở một số loại hàng hoá, nó có thể sản xuất mỗi loại hàng này ở quy mô lớn hơn và do đó hiệu quả hơn là trong trường hợp nước đó sản xuất tất cả mọi thứ .

    1.2.1.Lập luận về lý do thứ nhất chúng ta có thể minh họa bằng nhiều lý thuyết như lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm những cách giải thích về lợi thế so sánh của G. Haberler hay Hecksher - Olin. Tuy nhiên ở đây chúng ta hãy quay lại với chính tác giả đã đưa ra khái niệm về lợi thế so sánh - Nhà kinh tế học cổ điển Anh : David Ricardo.

    Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm tổng hợp quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo lợi ích cho mình.

    Ý tưởng vĩ đại của nhà kinh tế học người Anh này theo tư tưởng tự do trao đổi muôn năm của Adam Smith này có một sức mạnh ở chỗ là nó chứng minh được rằng trao đổi quốc tế sẽ có lợi cho cả hai nước, ngay cả khi một trong hai nước đó kém hiệu quả hơn trong tất cả các lĩnh vực bằng cách quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (những hàng hoá có lợi thế tương đối ) và nhập khẩu những loại hàng mà việc sản xuất chúng bất lợi lớn nhất .

    Mô hình lợi thế so sánh của Ricardo được xây dựng dựa trên năm giả thiết được đơn giản hoá sau đây :

    Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng ( mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng) .

    Lao động là yếu tố sản xuất có thể di chuyển trong mỗi nước, nhưng không di chuyển giữa các nước.

    Công nghệ sản xuất ở hai nước là cố định.

    Chi phí sản xuất cố định, không có chi phí vận tải.

    Thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...