Tiểu Luận Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của việt nam. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm
    NHÓM ĐỀ TÀI 1: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU (Gồm 8 bài tiêu biểu cực kì xuất sắc và chi tiết để làm tài liệu tham khảo - file word)
    Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.

    Đây chỉ là một bài tiểu luận đại diện hơn 200 trang trong số 8 bài, phải gọi là ‘đại luận’ mới đúng. Rất đáng để tham khảo với các bạn học về XNK

    MỤC LỤC​ LỜI MỞ ĐẦU .1
    Chương 1: Khái quát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000- 7 tháng đầu năm 2010 .3
    1.1. Tình hình xuất nhập khẩu 3
    1.1.1. Giai đoạn 2000- 2009 .3
    1.1.2. 7 tháng đầu năm 2010 10
    1.2. Cán cân xuất nhập khẩu .17
    Chương 2: Tình hình xuất khẩu 11 mặt hàng chủ lực của Việt Nam .21
    2.1. Dệt may .21
    2.1.1. Thực trạng xuất khẩu 21
    2.1.2. Thị trường xuất khẩu 26
    2.1.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng Dệt may .32
    2.2. Giày da 40
    2.2.1. Thực trạng xuất khẩu .40
    2.2.2. Thị trường xuất khẩu .43
    2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng Giày da 52
    2.3. Gạo .55
    2.3.1. Thực trạng xuất khẩu 55
    2.3.2. Thị trường xuất khẩu 64
    2.3.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng gạo .68
    2.4. Linh kiện điện tử .73
    2.4.1. Thực trạng xuất khẩu 73
    2.4.2. Thị trường xuất khẩu 75
    2.4.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng LK ĐT 80
    2.5. Gỗ và sản phẩm gỗ 83
    2.5.1. Thực trạng xuất khẩu 83
    2.5.2. Thị trường xuất khẩu 85
    2.5.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng gỗ 95
    2.6. Cao su .103
    2.6.1. Thực trạng xuất khẩu 103
    2.6.2. Thị trường xuất khẩu 106
    2.6.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu cao su . 111
    2.7. Thủy sản .116
    2.7.1. Thực trạng xuất khẩu .116
    2.7.2. Thị trường xuất khẩu .130
    2.7.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản 150
    2.8. Dầu thô 153
    2.8.1. Thực trạng xuất khẩu 153
    2.8.2. Thị trường xuất khẩu 158
    2.8.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu dầu thô 160
    2.9. Cà phê .162
    2.9.1. Thực trạng xuất khẩu .162
    2.9.2. Thị trường xuất khẩu .167
    2.9.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng cà phê .175
    2.10. Hạt điều 179
    2.10.1. Thực trạng xuất khẩu .179
    2.10.2. Thị trường xuất khẩu .189
    2.10.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hạt điều . 192
    2.11. Hạt tiêu .195
    2.11.1. Thực trạng xuất khẩu 195
    2.4.2. Thị trường xuất khẩu 202
    2.4.3. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hồ tiêu 208
    Chương 3:Những giải pháp chung và riêng cho từng ngành hàng cụ thể 211
    3.1. Giải pháp chung 211
    3.2. Giải pháp riêng cho từng ngành hàng .215
    3.2.1. Dệt may 215
    3.2.2. Giày da .217
    3.2.3.Gạo 219
    3.2.4. Linh kiện điện tử 223
    3.2.5. Gỗ và sản phẩm gỗ 224
    3.2.6. Cao su 226
    3.2.7. Thủy sản 228
    3.2.8. Dầu thô 229
    3.2.9. Cà phê 229
    3.2.10. Hạt điều 232
    3.2.11. Hạt tiêu .233
    KẾT LUẬN 238
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .239



    LỜI MỞ ĐẦUVấn đề nghiên cứu:
    Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế trên thế giới cho đến nay gặp nhiều thuận lợi cũng như không ít khó khăn. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục biến động theo những xu hướng chung trên thế giới, ảnh hưởng rõ rệt lên kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung, và kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng nói riêng.
    Với đề tài : “ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các giải pháp đầy mạnh Xuất khẩu”. Bài tiểu luận nhỏ này giúp bạn có nét nhìn chung nhất về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, đi sâu vào chi tiết xuất khẩu 9 mặt hàng chủ lực ( bao gồm cả mặt hàng tiêu và điều) qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây.
    Ý nghĩa nghiên cứu:
    Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
    Nhìn vào những thành tích mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được trên tiến trình tăng trưởng gần ba thập niên (1986-2010) còn khá khiêm tốn, và ở một góc nhìn nào đó, không thể so sánh được với sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1960, sự trỗi dậy kinh tế đầy ngoạn mục của Hàn Quốc trong những năm 1970- 1980 và sự tăng trưởng kinh tế vũ bão của Trung Quốc vào những thập niên cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên đối với Việt nam thì đó là một chặng đường đầy thăng trầm, khó khăn với biết bao nổ lực, và một phần cũng nhờ vào Chính sách Mở của Nhà nước giúp Xuất nhập khẩu bước những bước đáng kể.
    Việc nghiên cứu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giúp cho các nhà quản trị có thêm thông tin đề hoạch định chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp, từ đó đánh giá, rút ra được những thành công, những tồn tại khó khăn ở từng mặt hàng kinh doanh, qua đó đề xuất được những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng mặt hàng, từ đó gia tăng chung kim ngạch xuất khẩu.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Trước khi nêu tình hình xuất khẩu từng mặt hàng thì bài nghiên cứu sẽ khái quát chung một số nét chính về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm, giai đoạn từ năm 2005- 6 tháng năm 2010.
    Mục tiêu thứ 2, bài tiểu luận nghiên cứu tình hình xuất khẩu 9 mặt hàng chủ lực có giá trị trên 1 tỷ USD, bao gồm những mặt hàng: Gạo, Dệt may, Đồ gỗ, Da giày, Linh kiện điện tử, Dầu thô, Cao su, Thủy sản, Cà phê. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu thêm mặt hàng Hạt tiêu, hạt điều qua các năm gần đây.
    Phạm vi nghiên cứu
    Bài nghiên cứu chỉ tập trung vào 11 mặt hàng đã nêu ở mục Mục tiêu nghiên cứu, chứ không đề cập đến những mặt hàng hoặc dịch vụ khác. Trong từng mặt hàng sẽ thể hiện kim ngạch xuất khẩu, thị trường tiêu thụ chủ yếu của từng mặt hàng, những thuận lợi, khó khăn trong xuất khẩu những mặt hàng đó. Sau đó, là một số giải pháp riêng cho từng mặt hàng chủ lực, đồng thời nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp chung cho toàn ngành xuất khẩu của Việt Nam, những gì đã thực hiện tốt và những khắc phục.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp định lượng: phân tích thống kê qua những số liệu tìm được, kết hợp với phương pháp định tính: thảo luận, thống nhất đưa ra giải pháp.
    Lược thảo tài liệu có liên quan:

    Sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau. Các số liệu dùng để phân tích tình hình xuất nhập khẩu tổng hợp từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố. Các số liệu phục vụ cho các lập luận được tổng hợp từ những tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, các trang web chính thức của WTO, IMF, các trang web của các hiệp hội ngành hàng, Tổng cục Hải quan Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...