Luận Văn Tình hình Việt Nam và thế giới trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình VN và thế giới trước khi có Đảng Cộng sản VN

    Tròn 75 năm hoạt động kể từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên độc lập và xây dựng CNXH theo ý thức hệ tiên tiến của thời đại. Một nhân tố giữ vai trò quyết định đến tiến trình lịch sử vĩ đại ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trước hết là nhờ đường lối chính trị có tính cách mạng và khoa học.
    * Tình hình Việt Nam và thế giới trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam:
    Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn để giữ ngai vàng của mình đã từng bước chấp nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Với Hiệp ước Patơnốt ( 6/6/1884 ) nước Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân Pháp đặt bộ máy cai trị lên đất nước ta với nhiều chính sách hà khắc khiến cho dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân từ Bắc chí Nam liên tiếp nổi dậy chống cả “ Triều lẫn Tây “. Tiêu biểu cho chí khí quật cường của dân tộc ở miền Bắc có khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám; miền Trung có Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng; miền Nam có Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan các cuộc khởi nghĩa này đều không thành công.
    Các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến những biến đổi về cơ cấu giai tầng ở Việt Nam. Ngoài giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân đã xuất hiện các giai tầng: tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức và đặc biệt là giai cấp vô sản công nghiệp. Từ đấy những thập niên đầu thế kỷ XX đã diễn ra các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp theo khuynh hướng tiểu tư sản, tư sản như Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội, khởi nghĩa Yên Bái . Các phong trào đấu tranh tuy có gây cho thực dân Pháp những tổn thất, khó khăn nhất định nhưng tất cả đều thất bại, bế tắc về đường lối tổ chức và đường lối chính trị trong khi phải chống chọi với một kẻ thù lớn hơn gấp bội. Cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ, tưởng chừng như không có lối ra. Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc, cho mỗi người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ là phải tìm ra con đường cứu nước, cứu dân giành lại độc lập tự do.
    Trên thế giới vào lúc bấy giờ chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc như Anh, Pháp, Hoa Kỳ . chi phối tình hình thế giới còn phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh trở thành thuộc địa, hoặc phụ thuộc, người dân các nước này chịu bao khổ cực, áp bức, lầm than. Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân dẫn đến nhiều phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nổ ra. Bên cạnh đó một số nước đế quốc mới nổi nhưng không có thị trường muốn chia lại thuộc địa đã gây ra Thế chiến thứ I ( 1914 - 1918 ) làm khơi sâu, gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, làm chủ nghĩa tư bản suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng Tháng Mười Nga ( 7/11/1917 ) do V.I. Lenin và Đảng Bônsêvich lãnh đạo giành thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử loài người - kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên phạm vi thế giới đồng thời làm nảy sinh mâu thuẫn mới giữa CNXH và CNTB. Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và sự ra đời của Liên bang Xô viết đã tạo ra những tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước, trong đó có Việt Nam phát triển nhanh chóng.


     
Đang tải...