Tiểu Luận Tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . . . . 1
    Phần 1. Thực trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên .2
    Phần 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên . . . . 3
    2.1. Từ phía gia đình . . 4
    2.2. Từ phía xã hội . . . 4
    2.3. Từ chính bản thân người chưa thành niên . . . 5
    Phần 3. Phương hướng và giải pháp phòng chống . . 5
    3.1. Phương hướng . . . . 5
    3.2. Giải pháp . . . 7
    KẾT LUẬN . . . .7
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Tài liệu đính kèm
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của thành niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, tình hình thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
    Nhận thấy rằng đây là một vấn đề hết sức quan trọng, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống”.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình và tư vấn của các thầy cô đã giúp em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Em mong được thầy cô và các bạn đọc cho em lời nhận xét để bài viết lần sau rút ra được kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn.
    Trước khi giải quyết vấn đề chúng ta nên hiểu vi phạm pháp luật là gì?
    Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vê.[1]
    Cấu thành vi phạm pháp luật gồm:
    · Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật.
    · Mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lí bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.
    · Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí, nghĩa là họ phải có trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
    · Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.

    Phần 1. Thực trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
    Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người.
    Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000 người người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái.
    Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
    Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% .
    Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn.
    Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, số vụ và số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng. Nếu như những năm 2000 trở về trước, người chưa thành niên thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn vượt quá giới hạn của độ tuổi người chưa thành niên như: hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ. Thực hiện các hành vi phạm tội: giết người (con giết cha mẹ, cháu giết ông bà); cướp tài sản có sử dụng vũ khí nóng; hiếp dâm; mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy. Sự gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên có sự khác nhau giữa các địa phương, theo đó tỷ lệ tăng nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
    Đặc biệt một số loại tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao phát triển. Đây cũng là một trong những yếu tố sẽ có tác động mạnh đến tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới, số lượng các vụ vi phạm pháp luật và số người vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng; tính chất của hành vi vi phạm ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; các tội phạm hoạt động theo băng nhóm, có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ ở độ tuổi này vẫn tiếp tục gia tăng. Hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi phạm tội vẫn chủ yếu tập trung vào các nhóm tội như: xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng; các tội phạm về ma túy. Trong tương lai gần, thanh, thiếu niên có thể tham gia vào các đường dây tội phạm xuyên quốc gia như tội phạm về ma túy, tội phạm công nghệ cao, tội mua bán phụ nữ với tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    Phần 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
    Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên có nhiều nguyên nhân gây ra. Song, xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm, đồng thời thông qua hoạt động thống kê tội phạm, có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
    2.1. Từ phía gia đình
    Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em - đặc biệt là vai trò của cha mẹ - là hết sức quan trọng. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:
    Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại.
    Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nh
    [HR][/HR][1] Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật. NXB công an nhân dân, năm 2010, trang số 211.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...