Luận Văn tình hình vi phạm pháp luật của tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Như chúng ta đã biết, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo con đường của chủ nghĩa xã hội.Nhưng để làm được điều đó thì nhà nước cần phải trang bị cho mình một hệ thống “pháp luật” chặt chẽ và đủ mạnh để có thể quản lý xã hội một cách tốt nhất .

    Có thể nói: “pháp luật” (Luật pháp) dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới, thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế .

    Nhưng trong một xã hội luôn luôn tồn tại những mặt trái,đi ngược lại với những quy định của pháp luật.Đó chính là những hành vi xấu xa,gây hại cho xã hội, hay nói cách khác đó chính là những hành vi vi phạm pháp luật .Có thể khẳng định tất cả mỗi chúng ta,không ít thì nhiều đã từng có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng với mức độ khác nhau.

    Vì thế em xin phép được đề cập về tình hình vi phạm pháp luật của tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay để được góp 1 phần nào đó vào việc nhận thức toàn diện về những hiện tượng mang tính tiêu cực trong xã hội cho mọi người,để từ đó có những biện pháp phòng chống hiệu quả.

















    I) KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

    1) Định nghĩa vi phạm pháp luật
    Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
    2) Những dấu hiệu của vi phạm pháp luật
    - Vi phạm pháp lut là hành vi của con người,thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
    Những hành vi được thể hiện dưới dạng hành động như: thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục trái phép, lợi dụng giáo dục để thu tiền sai quy định Những hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động như:không tố giác người tham nhũng,người vi phạm quy chế thi cử hay không cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có điều kiện,không nhập ngũ khi có giấy triệu tập
    -Vi phạm pháp luật là hành vi của con người mà hành vi đó trái pháp luật.
    Tính chất trái pháp luật của hành vi con người thể hiện ở chỗ:làm không đúng điều pháp luật cho phép(ví dụ:lợi dụng quyền tố cáo để vu oan cho người khác);không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm;làm điều pháp luật ngăn cấm(vd: xâm hại đến nhân phẩm và sức khỏe của nhà giáo).
    -Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể.
    Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật. Một hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (một giảng viên biết rằng việc tự ý thêm bớt nội dung giảng dạy đã quy định là sai nhưng vẫn cứ làm,cho nên hành vi đó chứa đựng lỗi của giảng viên đó).
    -Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
    Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hay tổ chức.Nếu là tổ chức thì luôn có trách nhiệm pháp lý,con nếu là cá nhân thì phải là người có đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý và có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần đến mức có thể nhận thức và điều khiển hành vi ấy.
    3)Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:
    - Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin. lỗi vô ý do cẩu thả.
    - Mặt khách quan: gồm các dấu hiêu hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, địa điểm , thời gian, phương tiện vi phạm
    - Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
    - Khách thể: là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
    Ngoài những yếu tố trên, khi ta truy cứu trách nhiệm pháp lý đới với chủ thể vi phạm pháp luật còn phải xác định được và tiến tới những yếu tố khác như:điều kiện, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật 4)Phân loại vi phạm pháp luật- Vi phạm pháp luật hình sự(tội phạm)-là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự(chủ thể chỉ là cá nhân)
    - Vi phạm pháp luật hành chính-hành vi xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước(chủ thể là cá nhân tổ chức).
    - Vi phạm pháp luật dân sự-hành vi xâm hại các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản(chủ thể là cá nhân,tổ chức).
    - Vi phạm kỷ luật nhà nước-hành vi xâm hại kỷ luật công tác,kỷ luật lao động,học tập và rèn luyện và bị xử lý bằng kỷ luật nhà nước(chủ thể là cá nhân).

    II) TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

    1)Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên hiện nay
    Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Liên hợp quốc đã ban hành một số Công ước, Quy tắc liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo có tính chất toàn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này .Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của người chưa thành niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính phủ, các Bộ, ban ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng. Tuy nhiên, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.
    -Theo báo(ANTĐ) : Qua công tác giải quyết, xét xử các loại án của ngành Tòa án nhân dân từ đầu năm 2000 đến nay cho thấy, tình hình tội phạm trong thời gian qua nhìn chung có chiều hướng ngày càng gia tăng,trong đó các tội phạm về ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, trộm cắp và cướp giật tài sản . lại tăng hơn cùng kỳ năm trước.
    Một vấn đề nổi lên trong thời gian qua khiến nhiều người rất quan tâm, đó là tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên gia tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 60% người phạm tội trong độ tuổi từ 15-30. Cá biệt có một số vụ án nghiêm trọng mà người phạm tội dưới 15 tuổi.
    -Qua theo dõi từ năm 2000 - 2006, số vụ phạm tội do trẻ em và người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 em. Số trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 em.
    Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 5 năm (từ năm 2003 đến 2007), như sau:
    - Năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người
    - Năm 2004 khởi tố 5.138 người, truy tố 3.421 người, xét xử 2.930 người
    - Năm 2005 khởi tố 6.420 người, truy tố 4.172 người, xét xử 3.404 người.
    - Năm 2006 khởi tố 7.818 người, truy tố 5700 người, xét xử 5.171 người.
    - Năm 2007 khởi tố 8.394 người, truy tố 5.889 người, xét xử 5.247 người.
    Số người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 người.
    -Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000 người người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái.
    +Về độ tuổi: theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
    +Về cơ cấu tội phạm: theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
    Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
    +Về địa bàn hoạt động: các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2002 có 385 người chưa thành niên bị đưa ra xét xử, đến năm 2006 con số này là gần 700 người (tỷ lệ tăng gần 100% sau 4 năm). Tại các thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì tỷ lệ này cũng cao hơn và tăng nhanh hơn các tỉnh khác

    -Đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn (Theo thổng kế của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên). Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang, vụ án Đào Văn Tài tại Vĩnh Phúc, .Hiện cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội, đó chính là mầm mống của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên.
    2) Nguyên nhân và các phương hướng-giải pháp
    a) Các nguyên nhân:
    Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%); điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản ngày càng có xu hướng tăng lên; theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm giết người ngày càng tăng lên, nguy hiểm và đáng báo động là trong thời gian gần đây nhiều đối tượng thực hiện tội phạm giết người lại rơi vào một số bị can, bị cáo có tuổi đời còn rất trẻ và số lượng này không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây; phải chăng đó chính là những dấu hiệu đã đến lúc phải báo động về việc giá trị đạo đức của một bộ phận trẻ vị thành niên đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
    Qua tìm hiểu từ các chuyên gia tâm lý, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, và một số luật gia, cũng như các gia đình có con cháu thực hiện hành vi phạm tội để tìm hiểu căn nguyên của việc trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây được bắt nguồn từ đâu? Trên cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học và khách quan trên nhiều phương diện cả về kinh tế, xã hội, gia đình, môi trường sống nhận thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hoá tội phạm, việc có nhiều đối tượng phạm tội trong độ tuổi còn rất trẻ ngày càng phức tạp với thủ đoạn và tính chất, mức độ với hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phần lớn các đối tượng phạm tội có độ tuổi còn rất trẻ tăng hơn so với những năm trước đây. Một số nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tội phạm vị thành niên như sau:
    *Nguyên nhân về mặt xã hội: Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã làm cho đời sống xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sự biến đổi về chất lượng cuộc sống, hàng hoá sản phẩm trên thị trường Việt Nam với đủ các chủng loại, kích cỡ, giá thành khác nhau mà chất lượng của các loại hàng hoá, sản phẩm này ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng nhất là điều này càng bất hợp lý hơn, có nhiều tác hại hơn đối với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên, trẻ vị thành niên khi chưa có sự phát triển hoàn thiện về nhận thức. Hơn nữa, trong thời gian gần có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư và cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho Nhà nước như việc kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ massage xông hơi, các quán internet, các câu lạc bộ bia, vũ trường, quán ba, băng đĩa đồi trụy tràn lan trên thị trường không được kiểm soát một cách chặt chẽ . Các loại hình kinh doanh này có ẩn chứa nhiều tiêu cực, kinh doanh không theo đăng ký, các loại hình kinh doanh này không được sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và chính quyền địa phương, vì thế đã vô hình chung làm cho xã hội bị ảnh hưởng từ các mặt tiêu cực - mặt trái của nó và chính những điều này đã làm cho nhân cách và việc hoàn thiện nhân cách của trẻ em bị méo mó, mà trẻ vị thành niên thường rất hiếu động, thích thể hiện, tò mò, muốn tìm hiểu khám phá, thích đua đòi. Hơn nữa, trẻ vị thành niên đang ở trong thời kỳ dậy thì nếu gặp những tác động không tốt, với nhiều tiêu cực, mặc cảm, với lối sống xa hoa thì chính điều này sẽ làm cho nhân cách của các em bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đó chính là những nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng tình hình trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây.
    *Nguyên nhân về phía gia đình: Xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều quý trọng thời gian, công việc, quan hệ, kiếm tiền Vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không được hạnh phúc Các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô tình tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Đó cũng chính là nguyên nhân không nhỏ làm trẻ hoá tội phạm. Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình.
    *Nguyên nhân về kinh tế: Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh thì sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn, trong khi đó lại thường xuyên xảy ra các biến động lớn làm cho kinh tế xã hội bị ảnh hưởng như nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, lạm phát và khủng hoảng kinh tế, chưa có cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề hợp lý nên không điều chỉnh được tỷ lệ di dân tự do từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau đã tạo ra các sức ép lớn gây mất trật tự trị an, tình hình các tội phạm về trộm cắp tài sản, buôn bán ma tuý, mại dâm ngày càng gia tăng. Tình trạng này không những làm ảnh hưởng đến trật tự trị an, tình trạng dịch bệnh, an ninh lương thực mất cân đối do giá cả một số hàng hoá sản phẩm, nhà trọ bị đẩy lên cao mà còn ảnh hưởng nhiều đến trẻ em vị thành niên do có những tác động xấu từ xã hội và gia đình mang lại.
    *Nguyên nhân về mặt giáo dục: Gần đây, chính áp lực của công việc, thu nhập và mức sống Nhiều gia đình, các bậc phụ huynh đều chuyển giao sự chăm lo giáo dục con cái cả về tri thức và nhân cách sống, văn hoá ứng xử cho nhà trường ở các cấp học khác nhau. Nhưng các bậc phụ huynh và mỗi gia đình đã "quên" rằng dân tộc ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, trọng tình cảm, sống nghĩa tình và đoàn kết.
    *Nguyên nhân có liên quan đến vấn đề lập pháp: Nhà nước và các cơ quan ban hành pháp luật còn chưa có sự đổi mới kịp thời về công tác ban hành luật và quản lý xã hội trong khi xã hội càng phát triển, gắn với các vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống và các áp lực của xã hội lên mỗi cá nhân và gia đình càng nhiều, xã hội luôn luôn thay đổi, vì thế tâm lý, nhận tức và tư duy của mỗi thành viên trong xã hội ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn ., nên các thành viên trong xã hội, và thế hệ trẻ được gia đình, xã hội, nhà trường chăm sóc tốt hơn. Chính điều này đã làm cho con người và nhất là trẻ em phát triển nhanh hơn cả về hình thể và nhận thức, tâm lý và khả năng tiếp nhận các thông tin (cả tốt lẫn xấu). Do đó mà trẻ vị thành niên dễ mắc phải các sai phạm, các loại tội mới như: Hiếp dâm, tội phạm có liên quan đến công nghệ thông tin, nghiện hút ma tuý, cố ý gây thương tích, thậm chí giết người
    b)Phương hướng:
    - Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng.
    - Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ sở Đảng, các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
    - Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người chưa thành niên bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.
    - Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương hàng năm phải sơ kết và có kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội.
    - Đặt nhiệm vụ phòng, chống vi phạm, tội phạm của người chưa thành niên thành Chương trình quốc gia có mục tiêu và nội dung cụ thể, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, ngừa, từng bước làm giảm tình hình vi phạm, tội phạm. Xây dựng môi trường sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Trước mắt phải ngăn chặn kịp thời một số loại tội phạm nguy hiểm do người chưa thành niên thực hiện, đẩy lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm.
    c)Các giải pháp :
    Một là: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là công tác giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hoá cho thanh, thiếu niên đến tận cơ sớ gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.
    Hai là: Điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; truy bắt đối tượng truy nã. Phát động phong trào toàn dân lên án, tố giác tội phạm; cảm hoá, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng. Tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh văn hoá và dịch vụ văn hoá, không để văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại xâm nhập vào thanh, thiếu niên, học sinh.
    Ba là: Các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, nhà trường; các hội, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân phải có trách nhiệm cao trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên phạm tội và tệ nạn xã hội. Giữa gia đình, nhà trường và xã hội; các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp đồng bộ để quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên và học sinh, sinh viên.
    Bốn là: Chính quyền các cấp cần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn, đội, hội ở cơ sở, nhất là ở các tổ dân phố, cụm dân cư . để quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên; tạo môi trường để các em có điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm.
    Năm là: Phát hiện những thanh, thiếu niên có nhiều khả năng, điều kiện dẫn đến hoạt động phạm tội, tệ nạn xã hội ở từng gia đình, thôn, làng, ấp, bản, ngõ, phố để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ phù hợp.
    Sáu là: Tăng cường và nêu cao vai trò quản lý, giáo dục của gia đình trong công tác phòng ngừa trẻ em phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội bằng cách: lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong giáo dục và quản lý con cái; Nâng cao trí thức về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho các bậc cha mẹ; Hoàn thiện cấu trúc gia đình, để gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành; Đảm bảo đời sống kinh tế gia đình để thanh, thiếu niên có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn, ở, mặc, sinh hoạt, học hành.






    KẾT LUẬN


    Như vậy tình hình vi phạm pháp luật của lứa tuổi thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và là một bài toán khó giành cho công tác quản lý xã hội của nhà nước ta.Nó có thể là những vật cản lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước








































    MỤC LỤC
    Trang


    1)Lời mở đầu 1

    2)Khái quát về “Vi phạm pháp luật” 2

    3)Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt nam 3










    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật 2011.Trường đại học luật Hà nội.GS.TS.Lê Minh Tâm;PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan
    2,Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật .PGS.TS.Nguyễn Văn Động
    3,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 136-tháng-12-2008 ngày 10/12/2008 TS. Đinh Xuân Nam
    4,Tài liệu tập huấn câu lạc bộ “thanh niên với pháp luật”Tỉnh Quảng Ngãi. 2012
    5,Báo An ninh thủ đô số ra Chủ nhật 18/07/2010



















    LỜI MỞ ĐẦU


    Như chúng ta đã biết, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo con đường của chủ nghĩa xã hội.Nhưng để làm được điều đó thì nhà nước cần phải trang bị cho mình một hệ thống “pháp luật” chặt chẽ và đủ mạnh để có thể quản lý xã hội một cách tốt nhất .

    Có thể nói: “pháp luật” (Luật pháp) dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới, thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế .

    Nhưng trong một xã hội luôn luôn tồn tại những mặt trái,đi ngược lại với những quy định của pháp luật.Đó chính là những hành vi xấu xa,gây hại cho xã hội, hay nói cách khác đó chính là những hành vi vi phạm pháp luật .Có thể khẳng định tất cả mỗi chúng ta,không ít thì nhiều đã từng có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng với mức độ khác nhau.

    Vì thế em xin phép được đề cập về tình hình vi phạm pháp luật của tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay để được góp 1 phần nào đó vào việc nhận thức toàn diện về những hiện tượng mang tính tiêu cực trong xã hội cho mọi người,để từ đó có những biện pháp phòng chống hiệu quả.

















    I) KHÁI QUÁT VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

    1) Định nghĩa vi phạm pháp luật
    Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
    2) Những dấu hiệu của vi phạm pháp luật
    - Vi phạm pháp lut là hành vi của con người,thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
    Những hành vi được thể hiện dưới dạng hành động như: thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục trái phép, lợi dụng giáo dục để thu tiền sai quy định Những hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động như:không tố giác người tham nhũng,người vi phạm quy chế thi cử hay không cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có điều kiện,không nhập ngũ khi có giấy triệu tập
    -Vi phạm pháp luật là hành vi của con người mà hành vi đó trái pháp luật.
    Tính chất trái pháp luật của hành vi con người thể hiện ở chỗ:làm không đúng điều pháp luật cho phép(ví dụ:lợi dụng quyền tố cáo để vu oan cho người khác);không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm;làm điều pháp luật ngăn cấm(vd: xâm hại đến nhân phẩm và sức khỏe của nhà giáo).
    -Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có chứa đựng lỗi của chủ thể.
    Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật. Một hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó (một giảng viên biết rằng việc tự ý thêm bớt nội dung giảng dạy đã quy định là sai nhưng vẫn cứ làm,cho nên hành vi đó chứa đựng lỗi của giảng viên đó).
    -Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
    Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hay tổ chức.Nếu là tổ chức thì luôn có trách nhiệm pháp lý,con nếu là cá nhân thì phải là người có đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý và có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần đến mức có thể nhận thức và điều khiển hành vi ấy.
    3)Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:
    - Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin. lỗi vô ý do cẩu thả.
    - Mặt khách quan: gồm các dấu hiêu hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, địa điểm , thời gian, phương tiện vi phạm
    - Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
    - Khách thể: là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
    Ngoài những yếu tố trên, khi ta truy cứu trách nhiệm pháp lý đới với chủ thể vi phạm pháp luật còn phải xác định được và tiến tới những yếu tố khác như:điều kiện, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật 4)Phân loại vi phạm pháp luật- Vi phạm pháp luật hình sự(tội phạm)-là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự(chủ thể chỉ là cá nhân)
    - Vi phạm pháp luật hành chính-hành vi xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước(chủ thể là cá nhân tổ chức).
    - Vi phạm pháp luật dân sự-hành vi xâm hại các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản(chủ thể là cá nhân,tổ chức).
    - Vi phạm kỷ luật nhà nước-hành vi xâm hại kỷ luật công tác,kỷ luật lao động,học tập và rèn luyện và bị xử lý bằng kỷ luật nhà nước(chủ thể là cá nhân).

    II) TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

    1)Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên hiện nay
    Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Liên hợp quốc đã ban hành một số Công ước, Quy tắc liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo có tính chất toàn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này .Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và phạm tội của người chưa thành niên thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và người chưa thành niên. Chính phủ, các Bộ, ban ngành và chính quyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật nói chung trong đó có vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng. Tuy nhiên, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.
    -Theo báo(ANTĐ) : Qua công tác giải quyết, xét xử các loại án của ngành Tòa án nhân dân từ đầu năm 2000 đến nay cho thấy, tình hình tội phạm trong thời gian qua nhìn chung có chiều hướng ngày càng gia tăng,trong đó các tội phạm về ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, trộm cắp và cướp giật tài sản . lại tăng hơn cùng kỳ năm trước.
    Một vấn đề nổi lên trong thời gian qua khiến nhiều người rất quan tâm, đó là tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên gia tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 60% người phạm tội trong độ tuổi từ 15-30. Cá biệt có một số vụ án nghiêm trọng mà người phạm tội dưới 15 tuổi.
    -Qua theo dõi từ năm 2000 - 2006, số vụ phạm tội do trẻ em và người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 em. Số trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 em.
    Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 5 năm (từ năm 2003 đến 2007), như sau:
    - Năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người
    - Năm 2004 khởi tố 5.138 người, truy tố 3.421 người, xét xử 2.930 người
    - Năm 2005 khởi tố 6.420 người, truy tố 4.172 người, xét xử 3.404 người.
    - Năm 2006 khởi tố 7.818 người, truy tố 5700 người, xét xử 5.171 người.
    - Năm 2007 khởi tố 8.394 người, truy tố 5.889 người, xét xử 5.247 người.
    Số người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 người.
    -Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000 người người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái.
    +Về độ tuổi: theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.
    +Về cơ cấu tội phạm: theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
    Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
    +Về địa bàn hoạt động: các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Theo thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2002 có 385 người chưa thành niên bị đưa ra xét xử, đến năm 2006 con số này là gần 700 người (tỷ lệ tăng gần 100% sau 4 năm). Tại các thành phố lớn khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì tỷ lệ này cũng cao hơn và tăng nhanh hơn các tỉnh khác

    -Đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn (Theo thổng kế của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên). Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang, vụ án Đào Văn Tài tại Vĩnh Phúc, .Hiện cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội, đó chính là mầm mống của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên.
    2) Nguyên nhân và các phương hướng-giải pháp
    a) Các nguyên nhân:
    Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%); điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản ngày càng có xu hướng tăng lên; theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm giết người ngày càng tăng lên, nguy hiểm và đáng báo động là trong thời gian gần đây nhiều đối tượng thực hiện tội phạm giết người lại rơi vào một số bị can, bị cáo có tuổi đời còn rất trẻ và số lượng này không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây; phải chăng đó chính là những dấu hiệu đã đến lúc phải báo động về việc giá trị đạo đức của một bộ phận trẻ vị thành niên đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
    Qua tìm hiểu từ các chuyên gia tâm lý, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, và một số luật gia, cũng như các gia đình có con cháu thực hiện hành vi phạm tội để tìm hiểu căn nguyên của việc trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây được bắt nguồn từ đâu? Trên cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học và khách quan trên nhiều phương diện cả về kinh tế, xã hội, gia đình, môi trường sống nhận thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hoá tội phạm, việc có nhiều đối tượng phạm tội trong độ tuổi còn rất trẻ ngày càng phức tạp với thủ đoạn và tính chất, mức độ với hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phần lớn các đối tượng phạm tội có độ tuổi còn rất trẻ tăng hơn so với những năm trước đây. Một số nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tội phạm vị thành niên như sau:
    *Nguyên nhân về mặt xã hội: Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã làm cho đời sống xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sự biến đổi về chất lượng cuộc sống, hàng hoá sản phẩm trên thị trường Việt Nam với đủ các chủng loại, kích cỡ, giá thành khác nhau mà chất lượng của các loại hàng hoá, sản phẩm này ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng nhất là điều này càng bất hợp lý hơn, có nhiều tác hại hơn đối với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên, trẻ vị thành niên khi chưa có sự phát triển hoàn thiện về nhận thức. Hơn nữa, trong thời gian gần có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư và cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho Nhà nước như việc kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ massage xông hơi, các quán internet, các câu lạc bộ bia, vũ trường, quán ba, băng đĩa đồi trụy tràn lan trên thị trường không được kiểm soát một cách chặt chẽ . Các loại hình kinh doanh này có ẩn chứa nhiều tiêu cực, kinh doanh không theo đăng ký, các loại hình kinh doanh này không được sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và chính quyền địa phương, vì thế đã vô hình chung làm cho xã hội bị ảnh hưởng từ các mặt tiêu cực - mặt trái của nó và chính những điều này đã làm cho nhân cách và việc hoàn thiện nhân cách của trẻ em bị méo mó, mà trẻ vị thành niên thường rất hiếu động, thích thể hiện, tò mò, muốn tìm hiểu khám phá, thích đua đòi. Hơn nữa, trẻ vị thành niên đang ở trong thời kỳ dậy thì nếu gặp những tác động không tốt, với nhiều tiêu cực, mặc cảm, với lối sống xa hoa thì chính điều này sẽ làm cho nhân cách của các em bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đó chính là những nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng tình hình trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây.
    *Nguyên nhân về phía gia đình: Xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều quý trọng thời gian, công việc, quan hệ, kiếm tiền Vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không được hạnh phúc Các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô tình tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Đó cũng chính là nguyên nhân không nhỏ làm trẻ hoá tội phạm. Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình.
    *Nguyên nhân về kinh tế: Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh thì sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn, trong khi đó lại thường xuyên xảy ra các biến động lớn làm cho kinh tế xã hội bị ảnh hưởng như nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, lạm phát và khủng hoảng kinh tế, chưa có cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề hợp lý nên không điều chỉnh được tỷ lệ di dân tự do từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau đã tạo ra các sức ép lớn gây mất trật tự trị an, tình hình các tội phạm về trộm cắp tài sản, buôn bán ma tuý, mại dâm ngày càng gia tăng. Tình trạng này không những làm ảnh hưởng đến trật tự trị an, tình trạng dịch bệnh, an ninh lương thực mất cân đối do giá cả một số hàng hoá sản phẩm, nhà trọ bị đẩy lên cao mà còn ảnh hưởng nhiều đến trẻ em vị thành niên do có những tác động xấu từ xã hội và gia đình mang lại.
    *Nguyên nhân về mặt giáo dục: Gần đây, chính áp lực của công việc, thu nhập và mức sống Nhiều gia đình, các bậc phụ huynh đều chuyển giao sự chăm lo giáo dục con cái cả về tri thức và nhân cách sống, văn hoá ứng xử cho nhà trường ở các cấp học khác nhau. Nhưng các bậc phụ huynh và mỗi gia đình đã "quên" rằng dân tộc ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, trọng tình cảm, sống nghĩa tình và đoàn kết.
    *Nguyên nhân có liên quan đến vấn đề lập pháp: Nhà nước và các cơ quan ban hành pháp luật còn chưa có sự đổi mới kịp thời về công tác ban hành luật và quản lý xã hội trong khi xã hội càng phát triển, gắn với các vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống và các áp lực của xã hội lên mỗi cá nhân và gia đình càng nhiều, xã hội luôn luôn thay đổi, vì thế tâm lý, nhận tức và tư duy của mỗi thành viên trong xã hội ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn ., nên các thành viên trong xã hội, và thế hệ trẻ được gia đình, xã hội, nhà trường chăm sóc tốt hơn. Chính điều này đã làm cho con người và nhất là trẻ em phát triển nhanh hơn cả về hình thể và nhận thức, tâm lý và khả năng tiếp nhận các thông tin (cả tốt lẫn xấu). Do đó mà trẻ vị thành niên dễ mắc phải các sai phạm, các loại tội mới như: Hiếp dâm, tội phạm có liên quan đến công nghệ thông tin, nghiện hút ma tuý, cố ý gây thương tích, thậm chí giết người
    b)Phương hướng:
    - Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên nói riêng.
    - Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ sở Đảng, các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
    - Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người chưa thành niên bằng nhiều hình thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng xã hội.
    - Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương hàng năm phải sơ kết và có kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội.
    - Đặt nhiệm vụ phòng, chống vi phạm, tội phạm của người chưa thành niên thành Chương trình quốc gia có mục tiêu và nội dung cụ thể, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, ngừa, từng bước làm giảm tình hình vi phạm, tội phạm. Xây dựng môi trường sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Trước mắt phải ngăn chặn kịp thời một số loại tội phạm nguy hiểm do người chưa thành niên thực hiện, đẩy lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm.
    c)Các giải pháp :
    Một là: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là công tác giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hoá cho thanh, thiếu niên đến tận cơ sớ gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.
    Hai là: Điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; truy bắt đối tượng truy nã. Phát động phong trào toàn dân lên án, tố giác tội phạm; cảm hoá, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng. Tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh văn hoá và dịch vụ văn hoá, không để văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại xâm nhập vào thanh, thiếu niên, học sinh.
    Ba là: Các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, nhà trường; các hội, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn dân phải có trách nhiệm cao trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên phạm tội và tệ nạn xã hội. Giữa gia đình, nhà trường và xã hội; các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp đồng bộ để quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên và học sinh, sinh viên.
    Bốn là: Chính quyền các cấp cần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn, đội, hội ở cơ sở, nhất là ở các tổ dân phố, cụm dân cư . để quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên; tạo môi trường để các em có điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm.
    Năm là: Phát hiện những thanh, thiếu niên có nhiều khả năng, điều kiện dẫn đến hoạt động phạm tội, tệ nạn xã hội ở từng gia đình, thôn, làng, ấp, bản, ngõ, phố để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ phù hợp.
    Sáu là: Tăng cường và nêu cao vai trò quản lý, giáo dục của gia đình trong công tác phòng ngừa trẻ em phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội bằng cách: lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong giáo dục và quản lý con cái; Nâng cao trí thức về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho các bậc cha mẹ; Hoàn thiện cấu trúc gia đình, để gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành; Đảm bảo đời sống kinh tế gia đình để thanh, thiếu niên có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn, ở, mặc, sinh hoạt, học hành.






    KẾT LUẬN


    Như vậy tình hình vi phạm pháp luật của lứa tuổi thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và là một bài toán khó giành cho công tác quản lý xã hội của nhà nước ta.Nó có thể là những vật cản lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước








































    MỤC LỤC
    Trang


    1)Lời mở đầu 1

    2)Khái quát về “Vi phạm pháp luật” 2

    3)Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt nam 3










    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật 2011.Trường đại học luật Hà nội.GS.TS.Lê Minh Tâm;PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan
    2,Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật .PGS.TS.Nguyễn Văn Động
    3,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 136-tháng-12-2008 ngày 10/12/2008 TS. Đinh Xuân Nam
    4,Tài liệu tập huấn câu lạc bộ “thanh niên với pháp luật”Tỉnh Quảng Ngãi. 2012
    5,Báo An ninh thủ đô số ra Chủ nhật 18/07/2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...
Chủ đề tương tự
  1. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    491