Luận Văn Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã Quảng Phước, Quảng Điền, TTHuế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân xã Quảng Phước,
    Quảng Điền, TTHuế


    Đặt vấn đề

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế-xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung Ương thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển Nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.” Sự phát triển của kinh tế nông thôn đóng góp một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, và quá trình phát triển này đã và đang có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng.
    Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hạn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế-xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn đang tập trung vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Mạng lưới tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo.
    Quảng Phước là một xã vùng trũng của huyện Quảng Điền, phần lớn thu nhập của người dân chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.Nhu cầu về vay vốn của người dân để mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.Mặc dù hiện nay đã có nhiều tổ chức tín dụng như NHNo & PTNT, NHCSXH nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, các hoạt động tín dụng đang gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và từ phía người dân.
    Để hiểu rõ hơn về các tổ chức tín dụng nông thôn cũng như hoạt động vay vốn và sử dụng vốn của nông dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề:
    “Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các nông hộ ở xã Quảng Phước”

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng Nông nghiệp nông thôn.
    - Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay, những nguyên tắc tác động đến việc vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước huyện Quảng Điền.
    - Đề xuất những kiến nghị về tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa nghiên cứu.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Quảng Phước và các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Điền như: NHN0 & PTNT Quảng Điền, NHCSXH huyện Quảng Điền, các tổ chức xã hôi, các nhà cho vay tư nhân và các nguồn vốn nhàn rỗi khác trong dân cư trên địa bàn xã.
    - Các hộ nông dân vay vốn ở xã Quảng Phước huyện Quảng Điền – tỉnh TT-Huế
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Chọn điểm và mẫu khảo sát
    - Chọn điểm nghiên cứu: dựa trên các tiêu chí sau:
    + Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
    + Điểm nghiên cứu phải có các hoạt động tín dụng diễn ra trong các năm 2007-2009.
    Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn xã nghiên cứu là xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
    - Mẫu khảo sát: 46 hộ trên địa bàn xã theo tiêu chí hộ nghèo, hộ không nghèo.
    Phỏng vấn người am hiểu: Ban quản lý của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã.
    - Yêu cầu mẫu khảo sát:
    + Các hộ gia đình đang sinh sống tại xã Quảng Phước.
    + Các hộ phân bố đều trên khu vực khảo sát.
    4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
    4.2.1. Đối với thông tin cấp cộng đồng
    - Loại thông tin thu thập:
    + Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai.
    + Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng trong Báo cáo Tổng kết các năm 2007-2009 và Định hướng phát triển kinh tế của xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế đến năm 2010.
    - Phương pháp thu thập thông tin:
    + Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, các số liệu từ UBND xã có liên quan.
    + Phỏng vấn người am hiểu.
    4.2.2. Đối với thông tin cấp cá nhân
    - Loại thông tin thu thập:
    + Nhu cầu vay vốn của hộ
    + Thực trạng vay vốn của hộ
    + Mức vay, hình thức vay
    + Thực trạng về mức sống và thu nhập của hộ.
    + Những hiểu biết về các tổ chức tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn, cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ
    + Kết quả hoạt động sản xuất của hộ khi sử dụng vốn vay
    - Phương pháp thu thập thông tin:
    + Phỏng vấn hộ
    4.3. Phân tích và xử lý số liệu
    + Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế.
    + Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
    5. Giới hạn:
    - Do thời gian thực tập có hạn trong khi đó số hộ nông dân vay vốn lại rất nhiều nên chúng tôi chỉ điều tra trong phạm vi 46 hộ vay vốn trên địa bàn xã Quảng Phước.
    - Do hộ nông dân có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau như: từ ngân hàng, bạn bè, người thân, vay nặng lãi nhưng đưa vào cùng một hoạt động sản xuất nên không thể lượng hóa được đâu là hiệu quả từ nguồn vốn nào mang lại. Do đó trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin dừng lại ở chổ phân tích tình hình sử dụng vốn chứ không đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn.
    + Địa bàn điều tra: xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
    + Nội dung:
    ã Đánh giá tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các nông hộ ở xã Quảng Phước
    ã Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.



    MỤC LỤC


    Phần I: Đặt vấn đề 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 1
    3. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    4.1. Chọn điểm và mẫu khảo sát 2
    4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 2
    4.2.1. Đối với thông tin cấp cộng đồng 2
    4.2.2. Đối với thông tin cấp cá nhân 2
    4.3. Phân tích và xử lý số liệu 3
    5. Giới hạn: 3
    Phần II: Nội dung nghiên cứu 4
    Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu 4
    1. Một số vấn đề cơ bản về hộ nông dân 4
    1.1. Khái niệm hộ nông dân 4
    1.2.Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân 4
    1.3. Tiềm năng nội tại của hộ nông dân 4
    2. Một số vấn đề chung về tín dụng 5
    2.1. Khái niệm tín dụng. 5
    2.1.1 Tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức 5
    2.2 Phân loại tín dụng: 6
    2.3 Vai trò và chức năng của tín dụng đối với phát triển kinh tế 6
    2.3.1 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế: 6
    2.3.2 Vai trò của tín dụng nông thôn đối với phát triển kinh tế hộ nông dân. 7
    2.3.2. Chức năng của tín dụng 8
    2.4. Một số đặc điểm 8
    2.4.1. Hộ gia đình là đối tác vay vốn 8
    2.4.2. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh 9
    2.4.3. Cơ chế tín dụng 9
    2.5. Chính sách của nhà nước về tín dụng nông nghiệp: 10
    2.5.1. Các chính sách của Nhà nước: 10
    2.5.2. Điều kiện vay vốn đối với NHCSXH 11
    Chương III: Tình hình vay và sử dụng vốn 14
    3.1. Đặc điểm của hộ điều tra. 14
    3.1.1.Tình hình nhân khẩu và lao động. 14
    3.1.2.Tình hình đất đai 15
    3.1.3.Tình hình tư liệu sản xuất 16
    3.2. Tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước. 17
    3.2.1.Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay 17
    3.2.2. Mục đích vay vốn của các hộ điều tra. 19
    3.3. Phân tích mức vay vốn .thời hạn vay và lãi suất vay của các hộ điều tra 20
    3.3.1. Phân tích mức vốn vay của các hộ điều tra: 20
    3.3.2 Phân tích thời hạn vay của của các hộ điều tra 21
    3.3.3.Phân tích lãi suất vay của các hộ điều tra. 22
    Phần III: Đánh giá, kết luận và kiến nghị 23
    1. Đánh giá: 23
    1.1. Thành tựu: 23
    1.2. Hạn chế: 24
    2.Kết luận. 24
    3.Kiến nghị 25
    3.1. Đối với chính quyền địa phương: 25
    3.2. Đối với tổ chức tín dụng: 25
    3.3. Đối với hộ nông dân. 25
    Bảng 1:Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra. 14 29
    Bảng 2.Tình hình đất đai của các hộ điều tra 29
    (tính bình quân trên hộ) 16 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
     
Đang tải...