Luận Văn Tình hình và kinh doanh sản phẩm xây dựng tại công ty

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình hình và kinh doanh sản phẩm xây dựng tại Cty


    MỤC LỤC

    PHẦN I: VÀI NÉT VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG
    I. Lịch sử phát triển Công ty Xây Dựng
    II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty
    III. ý nghĩa kinh tế xã hội của sản phẩm xây dựng

    PHẦN THỨ II: TÌNH HÌNH VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY
    I. Công nghệ và thiết bị trình độ, uy tín, chất lượng lao động số lượng trình độ
    II. Đặc điểm tổ chức quản lý, mô hình quản lý, phân cấp nhiệm vụ, .quyền hạn lực lượng cán bộ
    III. Nguồn nhiên liệu chủ yếu trong nước hay nước ngoài.
    IV. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây

    PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
    I. Giải pháp và khả năng cạnh tranh.
    II. Bước hội nhập của công ty để hội nhập khu vực và Quốc Tế
    III. Một số kiến nghị để phát triển sản phẩm “xây dựng”


    KẾT KUẬN

    LỜI MỞ ĐẦU



    Việt nam là một nước đang phát triển, lạc hậu và nghèo làn do hậu quả triển tranh kéo dài hơn 35 năm. Để khôi phục đất nước, phải khôi phục tiềm năng mọi ngành nghề, mọi tiềm lực mọi sức lao động để đưa đất nước phát triển, trong đó ngành xây dựng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội.

    Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi thực hiện chính sách mở, việt nam đã thiết lập quan hệ với nhiều nước. Trong quá trình hoà nhập xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, nghành xây dựnh trở thành môt lĩnh vực kinh tế quan trọng. Nó là nền móng, nền tảng của cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, cầu cảng, khu công nghiệp chế suất . Nó tạo điều kiện thu hút các đối tác nước ngoài vào việt nam.

    Nhận thức của công tác sản phẩm “xây dựng”. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh tổng hợp. Đặc biệt là thầy Lê Công Hoa cũng như sự giúp đỡ của nhân viên phòng kinh doanh công ty. Tôi đã khảo sát, lựa chọn, tập hợp tài liệu báo cáo tổng hợp kinh doanh sản phẩm xây dựng. Tại công ty xây dựng số I - VINACONCOI báo cáo gồm ba phần như sau:

    I. Vài nét về sản phẩm xây dựng.
    II. tình hình kinh doanh sản phẩm “xây dựng” của công ty.
    III. định hướng phát triển và các giải pháp đối với sản phẩm “xây dựng” của công ty trong giai đoạn tới.



    PHẦN THỨ NHẤT
    VÀI NÉT VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG

    I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XÂY DỰNG:
    Công ty xây dựng số I - VINACONCOI là một doanh nghiệp nhà nước loại I, thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX, có trụ sở tại nhà D9, phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.

    Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu công ty Mộc Châu - trực thuộc Bộ xây dựng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu tỉnh Sơn La.

    Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai - Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

    Từ năm 1981 đến năm 1984 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội được Bộ xây dựng và nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội.

    Năm 1984 chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định: 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số I - trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho thủ đô Hà Nội.

    Năm 1991 công ty đổi tên thành liên hiệp xây dựng số I, trực thuộc Bộ xây dựng.

    Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước ngày 15.4.1995 Bộ xây dựng quyết định sát nhập Liên hiệp xây dưng số I vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng việt nam - VINACONEX và mang tên là:
    CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ I - VINACONCOI.​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...