Luận Văn Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

    MỤC LỤC


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 9


    1.1 Những khái niệm chung 9


    1.1.1 Khái niệm về giao thông đường bộ 9


    1.1.2 Khái niệm về phương tiện giao thông đường bộ 10


    1.1.3 Khái niệm về người tham gia giao thông .11


    1.2 VỊ trí và vai trò của giao thông đường bộ ở Việt Nam .11


    1.2.1 Đối với nền kinh tế của Việt Nam 12


    1.2.3. Đối với đời sống xã hội .13


    1.3 Những quy tắc cơ bản về giao thông đường bộ 13


    1.3.1 Quy tắc về phương tiện tham gia giao thông đường bộ .13


    1.3.2 Quy tắc về người tham gia giao thông đường bộ 16


    1.3.3 Một số quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 18


    1.4 Cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ 22


    1.4.1 Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam .22


    1.4.1.1 Chức năng .22


    1.4.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn .22


    1.4.1.3 Cơ cấu tổ chức: .25


    1.3.2 Tổng cục đường bộ Việt Nam 26


    1.4.2.1 Vị trí và chức năng 26


    1.4.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn .26


    1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức .31


    1.4.2.2.1 Các tổ chức giúp việc Tổng cục trưởng: .31


    1.4.2.2.2 Các đơn vị sự nghiệp: .31


    1.4.3 Cơ sở pháp lý Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 32


    1.5 Nhận diện ùn tắc giao thông 33


    1.5.1 Ùn tắc giao thông? .33


    1.5.2 Đặc điểm .33


    1.5.3 Phân loại 33


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở CÁC ĐÔ THỊ VỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC .34


    2.1 Khái quát về tình hình giao thông tại Việt Nam .34


    2.1 Thực trạng ùn tắc ở các đô thị .35


    2.1.1 Thủ đô Hà Nội .35


    2.1.1.1 Khái quát về Hà Nội 35

    2.2.1.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở Hà Nội .37


    2.2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc .38


    2.2.2 Thảnh phố Hồ Chí Minh 45


    2.2.2.1 Khái quát về TP Hồ Chí Minh .45


    2.2.2.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh .47


    2.2.2.3 Nguyên nhân ùn tắc giao thông .48


    2.2.3 Thành Phố cần Thơ 56


    2.2.3.1 Khái quát về TP cần Thơ 56


    2.2.3.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở cần Thơ .57


    2.2.3.3 Nguyên nhân ùn tắc 59


    2.1 Giải pháp của nhà nước 60


    2.4.1 Giải pháp chung: .60


    2.4.2 Giải pháp riêng .61


    2.4.3 Nhận xét 64


    2.4.4 Đề nghị 65


    CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI VIẾT 66


    KẾT LUẬN: 68


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .69

    Đề tài: TÌNH HÌNH ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Hòa mình cùng với sự phát triển chung của cả nước, các đô thị lớn như: thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố cần Thơ . cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn về mọi mặt. Cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng và nâng cao hơn về chất lượng và số lượng. Đời sống của người dân được nâng cao, chính vì vậy mà sự giao lưu đi lại trên các phương tiện giao thông đường bộ trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường ngày một đông, phương tiện lưu thông cá nhân tăng nhanh về số lượng để phục vụ việc đi lại của nhân dân.


    Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong khi kết cấu hạ tàng phục vụ cho việc lưu thông tuy có phát triển nhanh song vẫn chưa thể đáp ứng kịp và đủ. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của phàn lớn người tham gia giao thông là quá kém, không tuân thủ những quy định về an toàn giao thông, và hàng năm lượng người nhập cư vào thành phố học tập, tìm kiếm việc làm ngày một đông hơn dẫn đến hiện tượng “đất chật người đông”. Hàng ngày, lớp lớp người đổ xuống đường gây nên hiện tượng ùn ứ giao thông. Và rất nhiều các nguyên nhân khác như: mưa ngập nước đường, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường và vỉa hè, tai nạn giao thông . đã gây nên hiện tượng “ùn tắc giao thông”.


    Theo thống kê của Bộ giao thông Vận tải số vụ ùn tắc diễn ra trên phạm vi toàn quốc trong năm 2009 mà tâm điểm là Thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gia tăng đáng báo động. Hà Nội đứng đầu bảng ùn tắc tới 101 vụ, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh . Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2009, tình trạng ùn tắc toàn thành phố đã tăng đột biến với 78 vụ ùn tắc kéo dài trong 30 phút và 18 vụ trong nhiều giờ đồng hồ*1*. Ngoài ra, ở cần Thơ tình trạng ùn tắc cục bộ vẫn diễn ra thường xuyên tại cầu Đầu sấu, cầu Rạch Ngỗng, cầu Nhị Kiều với trong thời gian ngắn, ùn tắc giao thông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp, nhà máy, kéo chậm tiến độ phát triển của các thành phố. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người dân khi hàng ngày đi ra đường đều phải đối mặt với tình trạng này.

    Để khắc phục và giải quyết tinh trạng này rất nhiều giải pháp được đưa ra, hao tốn không biết bao nhiêu ngân sách nhà nước nhưng kết quả không khả quan, ùn tắc vẫn ùn tắc và ngày càng nghiêm trọng hơn. Đảng và Nhà nước thì vẫn đang trên đường đi tìm và thực thi giải pháp sao cho có hiệu quả nhất. Còn người dân thành phố thì vẫn phải đối mặt với tệ nạn chưa tháo gở được này. Và số vụ ngày càng nhiều hơn. Gây nhiều bức xúc và trăn ừở xã hội không những người dân mà ngay cả những người đang thực thi pháp luật. Đây cũng là lý do thôi thúc người viết chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài


    “Ùn tắc giao thông” là vấn đề rất gàn gũi với người dân thành phố. Và hiện tại nỏ đang là nỗi lo chung của toàn xã hội, nó giống như một căn bệnh ác tính chưa tìm được cách chữa trị. Neu tìm được có chăng đó là cách chữa trị tốn kém và tốn nhiều thời gian. Và người bệnh là những người dân thành phố thì phải chịu đau đớn, dằn dặt hàng ngày với nó khi nó được chữa tận gốc. Không chỉ Đảng và Nhà nước mả tất cả mọi người ai cũng muốn tìm ra cách chữa trị căn bệnh này. Nhà nước ta khuyến khích tất cả mọi người hãy đóng góp ý tưởng tìm cách khắc phục tình trạng ngày càng xấu đi của giao thông đô thị.


    Do vậy, khi thực hiện đề tài này người viết chỉ mong muốn người đọc hiểu rõ hơn tình trạng ùn tắc giao thông đang từng bước làm xấu đi vẽ mỹ quan của giao thông đô thị và cùng tìm biện pháp khắc phục nó.


    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Mục đích nghiên cứu của việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” là nêu lên những thực trạng và những nguyên nhân, phân tích cho người đọc thấy được những tác hại to lớn đối với xã hội và sự phát triển của đất nước. Và qua đó người viết muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    - Đối tượng nghiên cứu: thực trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị Việt Nam.


    - Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này chỉ nghiên cứu, tìm hiểu tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở ba địa bàn thành phố lớn: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP cần Thơ trong năm 2009.


    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để trình bày đề tài này người nghiên cứu đã kết hợp chủ yếu các phương pháp sau đây:


    - Phương pháp tham khảo tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu.


    - Phương pháp điều tra số liệu thực tế.


    6. Kết cấu của luận văn


    Luận văn bao gồm các phàn sau đây:


    Phần mở đầu Phần nội dung:


    - Chương 1: Cơ sở lý luận về giao thông đường bộ Việt Nam.


    - Chương 2: Thực trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị Việt Nam và giải pháp của nhà nước.


    - Chương 3: Đề xuất của người viết.


    Kết luận


    Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...