Báo Cáo Tình hình tổ chức và thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tạ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 1 1
    I. Khát quát về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – SGD 1 3
    1. Giới thiệu về Ngân hàng Eximbank – SGD 1 3
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
    1.2. Cơ cấu tổ chức 3
    1.3. Các hoạt động kinh doanh chính 4
    2. Giới thiệu về Phòng ban kiến tập - Phòng thanh toán xuất khẩu 5
    II. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank - SGD 1 6
    1. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank SGD 1 6
    1.1. Tiếp nhận và thông báo L/C/tu chỉnh L/C 6
    1.1.1. Sơ đồ quy trình thông báo L/C/tu chỉnh L/C 6
    1.1.2. Quy trình tiếp nhận và thông báo L/C/tu chỉnh L/C 6
    1.2. Tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ thanh toán theo L/C 8
    1.2.1. Sơ đồ quy trình xử lý thanh toán L/C 8
    1.2.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ thanh toán theo L/C 10
    1.3. Thanh toán bộ chứng từ 12
    1.4. Chuyển nhượng L/C 12
    1.4.1. Điều kiện để thực hiện chuyển nhượng thư tín dụng 12
    1.4.2. Thủ tục để thực hiện chuyển nhượng thư tín dụng 13
    2. Tình hình thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank - SGD 1 13
    3. Đánh giá hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank - SGD 1 16
    3.1. Những thành tựu đạt được 16
    3.2. Những hạn chế cần cải thiện 17
    3.3. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank - SGD1 17
    3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 18
    3.3.2. Nguyên nhân khách quan 18
    III. Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – SGD 1 18
    1. Chiến lược phát triển của Ngân hàng Eximbank – SGD 1 18
    1.1. Định hướng phát triển chung hoạt động thanh toán quốc tế 18
    1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu 19
    2. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank – SGD 1 19
    2.1. Hoạt động mở rộng và thu hút khách hàng 19
    2.1.1. Nâng cao hiệu quả của công tác tiếp thị 19
    2.1.2. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng 20
    2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh toán quốc tế bằng L/C 20
    2.2.1. Sắp xếp bộ máy tổ chức, chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ 20
    2.2.2. Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới 21
    2.3. Một số công tác khác hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu 21
    2.3.1. Kiểm tra, kiểm soát nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán 21
    2.3.2. Phối hợp tốt với các bộ phận, đặc biệt là bộ phận tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 21
    3. Kiến nghị 22
    3.1. Kiến nghị với Chính phủ 22
    3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 22
    Kết luận 23
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, khối các ngân hàng TMCP được đánh giá là phát triển năng động và chiếm thị phần ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam và đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam. Hình ảnh và thương hiệu của Eximbank liên tục được nhiều người biết đến do những sự phát triển của Ngân hàng cả về lượng và chất, hướng đến một hình ảnh tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng – hiện đại. Eximbank vốn có truyền thống và thế mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế, đang nỗ lực duy trì, củng cố và phát huy hơn nữa vị trí một trong các Ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế.
    Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước. Đặc biệt đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước đó chính là hoạt động xuất khẩu. Vì đây là yếu tố chính yếu đem lại sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế cũng như mang lại nguồn ngoại tệ chủ yếu và quan trọng cho nền kinh tế nên hoạt động xuất khẩu ngày càng được Chính phủ chú trọng, tích cực đẩy mạnh và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như phát triển tương ứng dịch vụ thanh toán quốc tế ở các ngân hàng.
    Hiện nay thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả trong buôn bán ngoại thương do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình nghiệp vụ phức tạp, liên quan đến nhiều công nghệ hiện đại, nhiều quy định nghiêm ngặt và phải giao dịch trên phạm vi quốc tế nên việc áp dụng phương thức này trong thực tế tại các ngân hàng ở nước ta vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc.
    Sở giao dịch 1 nằm trong toà nhà Trụ sở chính Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam. Đây là đầu mối thực hiện các giao dịch lớn của ngân hàng Eximbank, đặc biệt là các giao dịch thanh toán quốc tế. Uy tín và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán quốc tế của SGD 1 đã gây dựng được sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng trong hoạt động này của ngân hàng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam như hiện nay thì việc duy trì và phát triển hơn nữa thị phần, doanh thu cũng như thu hút khách hàng ở lĩnh vực dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và ở mảng thanh toán xuất khẩu nói riêng là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tình hình tổ chức và thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Sở giao dịch 1” với mong muốn phản ánh một số nét chính và nổi bật về hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng L/C và đề xuất một số phương hướng, biện pháp cho việc nâng cao quy mô cũng như chất lượng hoạt động thanh xuất khẩu tại Sở giao dịch 1 trong thời gian tới. Trong phạm vi báo cáo thực tập giữa khóa này, tác giả sẽ trình bày ba phần chính sau:
    Phần 1: Khát quát về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – SGD 1
    Phần 2: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank – SGD 1
    Phần 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank) – SGD 1
    Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – SGD 1 nói chung cũng như các cán bộ phòng Thanh toán xuất khẩu nói riêng đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành tốt đợt thực tập giữa khóa tại Ngân hàng. Tác giả cũng chân thành cảm ơn cô Phạm Khoa Thy đã chỉ bảo và hướng dẫn tác giả hoàn thành báo cáo thực tập giữa khóa này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...